Việc ra được "Thông cáo báo chí chung" hôm 12/10 và trước đó Trung-Nga ký một loạt thỏa thuận kinh tế trị giá hơn 7 tỷ USD nhân chuyến công du Trung Quốc của Thủ tướng Putin cho thấy, hai nước coi trọng hợp tác thương mại-kinh tế.
Hơn 7 tỷ USD kể trên được cụ thể hóa bằng 16 thỏa thuận kinh tế và thương mại, trong đó chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực phát triển, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và khai thác khoáng sản. Hai nước đang đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực dầu khí, than, điện, phát triển nguồn năng lượng mới, hàng không, vũ trụ, giao thông vận tải, y dược, công nghệ cao...
Được biết cách đây 2 năm (2009-2011), Nga-Trung đã ký thoả thuận khung về việc Nga cung cấp gần 70 tỷ m3 khí đốt/năm cho Trung Quốc trong vòng 30 năm tới nhưng hiện chưa giải quyết ổn thỏa vấn đề giá cả nên song phương còn tiếp tục thảo luận trước khi ký thỏa thuận liên quan tới lĩnh vực năng lượng. Được biết, Nga đòi giá 300 USD-350 USD cho 1.000 m3 khí đốt, nhưng Trung Quốc chỉ trả giá 250 USD/1.000 m3 .
Thủ tướng Putin cũng thẳng thắn cho rằng, khi xuất hiện vấn đề cần giải quyết, Nga sẵn sàng cùng Trung Quốc tìm giải pháp cho lĩnh vực liên quan. Hai nước cũng ký thỏa thuận thiết lập quỹ đầu tư Nga-Trung trị giá 4 tỉ USD để hỗ trợ cho nhu cầu song phương trong lĩnh vực kinh tế.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Thủ tướng Putin. |
Được biết, năm 2010, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Nga và song phương muốn nhân đôi kim ngạch mậu dịch từ 100 tỷ USD hiện nay lên 200 tỷ vào năm 2020. Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Thủ tướng Putin đều cam kết tăng cường nỗ lực thúc đẩy quan hệ song phương lên tầm cao mới.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo tuyên bố, Trung Quốc sẵn sàng dốc sức để phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện trên cơ sở bình đẳng, tin cậy, hỗ trợ lẫn nhau, cùng phồn thịnh, đời đời hữu nghị và vì sự thịnh vượng chung của hai dân tộc. Trung Quốc cũng cam kết thúc đẩy hợp tác thiết thực trên nhiều lĩnh vực, đồng thời tăng cường hợp tác chiến lược một cách toàn diện nhằm thúc đẩy sự phát triển song phương, góp phần vào hòa bình, ổn định và phát triển chung của thế giới.
Ngoài lĩnh vực kinh tế, Thủ tướng Putin và Thủ tướng Ôn Gia Bảo còn thảo luận những vấn đề quốc tế như cuộc can thiệp của NATO vào Libya, sử dụng quyền phủ quyết "vấn đề Syria"… Được biết, cuộc họp thường kỳ giữa thủ tướng hai nước được thiết lập từ năm 1996 và trở thành nền tảng quan trọng cho việc định hướng cũng như phối hợp các hoạt động hợp tác song phương.
Trước khi kết thúc chuyến công du Trung Quốc 2 ngày (từ 11 đến 12/10), Thủ tướng Putin đã có cuộc tiếp kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Chủ tịch Quốc hội Ngô Bang Quốc
Theo CAND
Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã xướng danh 2 nhà khoa học người Mỹ: Thomas J. Sargent và Christopher A. Sims, chủ nhân của giải Nobel Kinh tế 2011 vì những nghiên cứu về chính sách kinh tế vĩ mô và tác động của chúng đối với nền kinh tế.
Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp Libya (NTC) ngày 10/10 cho biết họ đã công nhận Hội đồng Dân tộc Syria (SNC) là chính quyền hợp pháp của Syria.
Đụng độ dữ dội xuất phát từ vụ biểu tình của những người theo đạo Thiên Chúa tức giận vì cuộc tấn công nhằm vào một nhà thờ Assouan hôm 30-9 tại Ai Cập đã làm 24 người thiệt mạng, hơn 200 người bị thương, 40 người bị bắt giữ. Đây được xem là vụ bạo động đẫm máu nhất kể từ khi cựu Tổng thống Mubarak buộc phải từ chức vào tháng 2, cho thấy sự bất ổn vẫn hiện hữu trong xã hội Ai Cập.
Ông Donald Tusk trở thành thủ tướng đầu tiên của Ba Lan tái cử kể từ năm 1989, sau cuộc bầu cử quốc hội mới đây.
Trước tình trạng lũ lụt diễn biến phức tạp theo chiều hướng xấu, cơ quan chức năng đã yêu cầu sơ tán dân tại 10 tỉnh bị ảnh hưởng. Được biết, thành phố cổ Ayutthaya và các vùng công nghiệp trọng yếu đang ngập trong lũ lụt khiến chính phủ Thái Lan phải sơ tán khẩn cấp dân cư. Được biết, mực nước ở thành phố Ayutthaya có nơi lên tới hơn 2 mét.
Lực lượng chính phủ lâm thời ở Libya đã chiếm được bệnh viện chính, trường đại học và trung tâm hội nghị Ouagadougou ở thành phố Sirte - quê hương của nhà lãnh đạo bị lật đổ Muammar Gaddafi.