Cảnh sát biển Hàn Quốc trấn áp ngư dân Trung Quốc đánh bắt trái phép.
Tình trạng đánh bắt trái phép của ngư dân Trung Quốc đã diễn ra mạnh và từ lâu tại vùng đặc quyền kinh tế của Hàn Quốc và gần đây là Philippines. Sự kiện một cảnh sát biển Hàn Quốc bị ngư dân Trung Quốc đâm chết mới đây đang cảnh báo điều gì?
Trung Quốc là nước dẫn đầu thế giới về đánh bắt hải sản. Trung Quốc được bao quanh bởi bốn biển lớn: Bột Hải, Hoàng Hải, Hoa Đông và biển Đông.
Sản lượng cá giảm nhanh
Hoàng Hải tiếp giáp với Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc và là nơi diễn ra các hoạt động đánh bắt trái phép với cường độ mạnh từ lâu của ngư dân Trung Quốc. Tổng giá trị đánh bắt của năm tỉnh và thành phố của Trung Quốc trên vùng biển này khoảng 12,6 tỉ USD vào năm 1997, chiếm 1/3 tổng sản lượng cả nước.
Do đánh bắt quá mức, số lượng nhiều loài cá đã sụt giảm nhanh chóng và lâm vào vòng nguy hiểm. Chẳng hạn, sản lượng cá đù vàng nhỏ (small yellow croaker), một trong những loài cá phổ biến nhất trong vùng, đã sụt giảm 80%. Vào những năm 1960, ở Trung Quốc cá đù vàng nhỏ chiếm 37% tổng sản lượng đánh bắt, nhưng đến năm 1981 đã giảm còn 9%. Tương tự ở Hàn Quốc, sản lượng cá đù vàng nhỏ cũng sụt giảm 80% từ năm 1957-1983.
Cá trong vùng biển Trung Quốc ngày càng ít, nhưng sản lượng đánh bắt vẫn tăng đều. Nhiều tàu cá Trung Quốc đang hoạt động bất hợp pháp trên lãnh hải Hàn Quốc và số tàu bị bắt năm nay tăng 43% so với năm trước. Tình hình này gây bức xúc trong xã hội Hàn Quốc hơn cả việc một ngư dân Trung Quốc đâm chết một cảnh sát biển Hàn Quốc vào ngày 12-12-2011 mới đây.
Nhiều vụ đụng độ
Năm 2011 không phải là lần đầu tiên ngư dân Trung Quốc đâm chết cảnh sát biển Hàn Quốc. Năm 2008, sĩ quan Park Kyung Jo bị ngư dân Trung Quốc giết và quăng xuống biển. Khi bị cảnh sát biển Hàn Quốc bắt vì tội đánh bắt cá trái phép trên vùng biển Hàn Quốc, ngư dân Trung Quốc đã dùng xẻng, dùi cui và nhiều vũ khí khác để chống lại.
Trong một vụ tương tự khi ba tàu cá Trung Quốc bị bắt, thông qua tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lúc đó là Khương Du, Chính phủ Trung Quốc đã đòi Hàn Quốc phải đối xử một cách “văn minh” với những người bị bắt, đảm bảo an toàn và quyền của họ. Tháng 12-2010, tàu cá Trung Quốc đâm vào tàu cảnh sát biển Hàn Quốc và bị chìm, ba ngư dân Trung Quốc bị bắt và được thả ra ngay sau đó do phản đối từ phía Trung Quốc.
Đáng chú ý là trong sự việc ngày 12-12-2011, phải đến hai ngày sau người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc mới lên tiếng “lấy làm tiếc” về vụ việc.
Nhìn vào tốc độ tăng trưởng sản lượng đánh bắt trên bốn vùng biển, dễ dàng nhận thấy sản lượng đánh bắt tại biển Đông đang tăng với tốc độ chóng mặt, từ mức thấp hơn Hoàng Hải năm 1979 đã vọt lên mức tương đương ở biển Hoa Đông năm 1992. Trong một thập niên qua, Philippines đã bắt giữ hàng trăm ngư dân Trung Quốc đánh bắt trái phép tại vùng biển nước này.
Trước thực tế này, người ta không khỏi lo ngại về khả năng cạn kiệt nguồn thủy sản trong khu vực do đánh bắt quá mức.
Theo TuoiTre
Giới quan sát đánh giá đại tướng Kim Jong-un sẽ dựa vào ê kíp thân cận do cô ruột và người chồng đứng đầu trên đường trở thành lãnh đạo tối cao.
Thủ tướng Nga Vladimir Putin tỏ ra “rất thất vọng” trước nạn tham nhũng và gia đình trị thâm căn cố đế trong ngành điện lực. Ông tuyên bố mở một chiến dịch điều tra quy mô.
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đã bắt đầu chuyến thử nghiệm ngoài khơi lần thứ ba, 10 ngày sau khi kết thúc đợt thử nghiệm lần thứ hai hồi tháng trước.
Chính phủ Hàn Quốc hôm qua bày tỏ sự chia sẻ và cảm thông với nhân Triều Tiên về sự ra đi của Chủ tịch Kim Jong-il.
Hãng thông tấn quốc gia SANA đưa tin lực lượng hải quân và không quân Syria ngày 20/12 đã tiến hành hai cuộc tập trận bắn đạn thật riêng rẽ giả định có chiến tranh để kiểm nghiệm năng lực chiến đấu của các lực lượng này.
Năm 2011, nước Mỹ chứng kiến nhiều phiên tòa đình đám như vụ xử bác sĩ của Michael Jackson, kẻ giết người hàng loạt ở Cleverand, Baseline Killer ở Arizona. Tuy nhiên, thu hút dư luận nhất là vụ Casey Anthony, người mẹ xinh đẹp ở Florida với cáo buộc giết đứa con nhỏ Caylee của cô.