Trong năm qua, các lực lượng quân sự trong khu vực liên tục có nhiều động thái tăng cường sức mạnh. Theo thông lệ, tạp chí quân sự hàng đầu thế giới Jane’s Defence Weekly vừa công bố Báo cáo quốc phòng thường niên 2011. Trong đó tập trung vào các động thái tăng cường năng lực quốc phòng của các nước châu Á - Thái Bình Dương.

Mỹ

Mặc dù ngân sách quốc phòng Mỹ sẽ bị cắt giảm hàng trăm tỉ USD trong 10 năm tới nhưng nước này vẫn cấp tập thực hiện nhiều chương trình nâng cao sức mạnh. Không quân Mỹ đang tìm cách hạ giá thành F-35 để sớm trang bị thêm hàng trăm chiến đấu cơ loại này. Ngoài ra, Lầu Năm Góc cũng đang có một số kế hoạch khác như nâng cấp Boeing 767 thành máy bay tiếp dầu thế hệ mới, bổ sung máy bay không người lái RQ-4, nhận thêm 51 trực thăng chiến đấu đa nhiệm AH-64D Apache. Ngoài đơn hàng 13 máy bay săn tàu ngầm P-8A Poseidon trị giá 3 tỉ USD, Lầu Năm Góc sẽ đặt mua thêm 117 chiếc loại này.

 
Siêu tốc hạm tuần duyên lớp Independence của Mỹ - Ảnh: Navy.mil 

Trong khi đó, lục quân Mỹ đang ráo riết phát triển các phương tiện chiến đấu mặt đất thế hệ mới đề cao tính linh hoạt. Năm nay, hải quân Mỹ cũng ghi dấu với ý định tăng cường 2 siêu tốc hạm tuần duyên lớp Freedom và Independence. Washington đặt kế hoạch chi 9 tỉ USD để mua 10 chiếc cho mỗi loại trên. Ngoài ra, Mỹ cũng tiếp tục chương trình thay thế tàu ngầm lớp Ohio bằng lớp Virginia. Bên cạnh đó, nhiều dự án từ tàu cỡ nhỏ đến tàu sân bay vẫn đang được đẩy nhanh tiến độ.

Nga

Lục quân nước này ráo riết phát triển xe tăng T-90MS, bản nâng cấp của loại T-90, sau khi chính thức hủy bỏ dự án T-95. Xe thiết giáp 8 bánh BTR-82A, phát triển từ BTR-80, đang được sản xuất với nhiều cải tiến về vũ khí và lớp vỏ bảo vệ. Hải quân nước này cũng chính thức tậu 2 tàu đổ bộ hiện đại lớp Mistral của Pháp và thử nghiệm thành công việc phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava từ tàu ngầm hạt nhân lớp Borey. Năm 2011 cũng đánh dấu sự ra mắt chính thức về máy bay chiến đấu thế hệ 5 Sukhoi T-50. Ngoài ra, nước này còn thử nghiệm thành công hàng loạt tên lửa từ tầm ngắn đến liên lục địa và những phiên bản mang đầu đạn hạt nhân.

Trung Quốc

Trong năm qua, Trung Quốc liên tục gây chú ý lẫn quan ngại bằng nhiều động thái thử nghiệm khí tài mới. Đầu năm, Thành Đô J-20, được cho là máy bay tàng hình đầu tiên của nước này, bất ngờ bay thử trên bầu trời thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Suốt năm 2011, Trung Quốc còn thực hiện 3 lần chạy thử tàu sân bay đầu tiên, vốn là tàu sân bay cũ lớp Varyag mua lại của Ukraine. Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá tàu này vẫn phải cải tiến thêm và chưa thể sớm triển khai. Song song đó, Bắc Kinh cũng liên tục thử nghiệm J-15, loại máy bay chiến đấu được cho là có thể sử dụng trên tàu sân bay. Năm 2011, hải quân Trung Quốc chính thức hạ thủy tàu mẹ đổ bộ Tĩnh Cương Sơn, có độ rẽ nước lên đến 20.000 tấn.

Nhật, Hàn, Đài Loan và Đông Nam Á

Trước những diễn biến đáng quan ngại trong khu vực, nhiều nước và vùng lãnh thổ liên tục thông báo kế hoạch tăng cường khí tài. Mới đây nhất, Nhật chính thức công bố kế hoạch đặt mua gần 50 chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 của Mỹ. Trước đó, Tokyo tiết lộ kế hoạch đóng tàu sân bay trực thăng và tăng thêm tàu ngầm. Hàn Quốc thì tăng cường khí tài hải quân và đang tiến hành kế hoạch mua 188 máy bay trực thăng tấn công cũng như dự định đặt hàng 4 chiếc máy bay không người lái RQ-4. Một đồng minh khác của Mỹ là Đài Loan sẽ được nước này nâng cấp hơn 140 chiến đấu cơ F-16 A/B cũ, thay vì bán mới loại F-16 C/D.

Các nước Đông Nam Á cũng không hề thua kém khi bổ sung hàng loạt khí tài hiện đại. Hải quân Singapore chính thức tiếp nhận chiếc đầu tiên trong đơn hàng 2 tàu ngầm lớp Archer cực êm do Thụy Điển chế tạo. Philippines thì triển khai tàu tuần duyên lớp Hamilton của Mỹ và đề nghị Washington bán thêm tàu cùng 12 máy bay chiến đấu F-16 thế hệ mới. Indonesia đặt 3 tàu ngầm kiểu 209 và 16 chiến đấu cơ siêu thanh hạng nhẹ KAI T-50 Golden Eagle. Malaysia đặt mua 257 xe thiết giáp loại 8 bánh theo thiết kế của Thổ Nhĩ Kỳ. Thái Lan mua 100 xe bọc thép chở quân BTR-3E1 từ Ukraine.

 

                                                                  Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Số người sơ tán trong nước trên toàn cầu ở mức kỷ lục 75,9 triệu vào năm 2023

Năm 2023, 7,7 triệu người phải di dời do thiên tai, 68,3 triệu người sơ tán do xung đột và bạo lực, trong đó cuộc chiến ở Sudan, Gaza đã đẩy con số này lên kỷ lục mới.

Liên đoàn Arab thống nhất lập trường chung về Gaza

Trong cuộc họp ở thủ đô Manama của Bahrain, Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia Arab đã nỗ lực để đạt được lập trường chung về vấn đề Gaza trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) vào ngày 16/5.

Người học vấn cao xin làm nhân viên tang lễ khi Trung Quốc khan hiếm việc làm

Công việc nhân viên hỏa táng thuộc nhóm nghề có mức lương tốt và ổn định nên đang thu hút sự quan tâm của người trẻ Trung Quốc, dù tốt nghiệp trái ngành ở nhiều trường đại học danh tiếng.

Xung đột Hamas - Israel: Dân thường Israel thiệt mạng do đạn bắn từ Liban

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Quân đội Israel (IDF) ngày 14/5 thông báo 1 người dân đã thiệt mạng và 5 quân nhân bị thương do đạn chống tăng bắn từ phía Liban trúng vào khu dân cư Adamit của Israel nằm sát biên giới.

Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Donald Trump gia tăng ưu thế tại các bang chiến địa

Ngày 14/5, kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa tiếp tục gia tăng ưu thế tại hầu hết các bang "chiến địa" quan trọng trước đương kim Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.

Hàng chục nghìn người cao tuổi Nhật Bản qua đời trong cô độc mỗi năm

Ước tính mỗi năm có khoảng 68.000 người trên 65 tuổi ở Nhật Bản qua đời trong cô độc tại nhà, mà không có bất kỳ người nào bên cạnh trong phút lâm chung. Thông tin trên được Cảnh sát Nhật Bản đưa ra ngày 14/5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục