Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Ngân sách quốc phòng Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi từ năm 2011 tới 2015 và vượt chi tiêu của các nền quốc phòng chủ chốt khác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cộng lại - Tổ chức Nghiên cứu toàn cầu IHS của Mỹ công bố thông tin hôm (14.2).
Theo đó, ngân sách quốc phòng Trung Quốc ở mức gần 120 tỉ USD năm ngoái sẽ tăng lên 238 tỉ USD trong năm 2015, đánh dấu tốc độ tăng trưởng hàng năm 18.75% trong giai đoạn này - IHS dự báo.
Cũng theo IHS, con số 238 tỉ USD trong năm 2015 sẽ vượt quá tổng ngân sách của 12 nền quốc phòng lớn nhất trong khu vực cộng lại, dự kiến là 232 tỉ USD, và gấp 4 lần chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản - nước đứng thứ 2 về ngân sách quốc phòng ở khu vực.
"Bắc Kinh chi ngân sách ngày càng lớn cho quốc phòng và gia tăng củng cố quân đội trong vòng hơn hai thập kỷ qua. Điều này sẽ được tiếp tục trừ khi có một thảm họa kinh tế" - Rajiv Biswas, nhà kinh tế trưởng khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói trong báo cáo của IHS.
Sự tăng trưởng ngân sách quốc phòng Trung Quốc - với mức trung bình 12% từ năm 2000-2009 - sẽ được hưởng lợi từ việc tăng dự kiến tổng sản phẩm quốc nội của nền kinh tế lớn nhất Châu Á này trong 3 năm tới.
Theo bà Sarah McDowall - trưởng nhóm nghiên cứu IHS - chính sách dịch chuyển trọng tâm sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ đã tiếp thêm lực để Trung Quốc mở rộng ngân sách quốc phòng.
"Việc Trung Quốc mở rộng chính sách quốc phòng khiến nhiều chính phủ quan ngại. Có lẽ quan trọng nhất, Bắc Kinh khiến Washington thực hiện chiến dịch ngoại giao để khẳng định lại vị thế của mình ở khu vực Thái Bình Dương" - bà McDowall nói.
Ngoài Trung Quốc, IHS cũng dự doán chi tiêu quân sự của Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia, Đài Loan, Singapore, Indonesia, Pakistan, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và New Zealand.
Theo Báo Laodong
Điều làm nên vẻ độc đáo và kỳ bí của ngôi làng Kandovan ở Iran là những ngôi nhà kiểu hang động với hình thù như những tổ mối khổng lồ. Một số ngôi nhà ở đây đã ít nhất 700 năm tuổi.
Chỉ huy lực lượng hải quân Mỹ tại Vịnh Péc-xích hôm qua cho rằng Iran đã củng cố lực lượng hải quân của mình tại khu vực và đã chuẩn bị tàu để có thể dùng trong các vụ tấn công liều chết.
Sau cuộc họp ngày 12/2 tại thủ đô Cairo của Ai Cập, ngoại trưởng các nước thành viên Liên đoàn Arập đã quyết định sẽ chấm dứt sứ mệnh giám sát của Liên đoàn Arập tại Syria, đồng thời kêu gọi HĐBA Liên hợp quốc thành lập lực lượng gìn giữ hòa bình chung để giám sát lệnh ngừng bắn.
Trong lúc đối đầu giữa I-ran với phương Tây leo thang, những ngày gần đây lại rộ lên tin đồn về khả năng I-xra-en sắp phát động cuộc tiến công quân sự nhằm vào các cơ sở hạt nhân của I-ran. Những lời cảnh báo phát đi từ Ten A-víp và tuyên bố cứng rắn từ Tê-hê-ran, cùng với các động thái tăng cường lực lượng ở khu vực đang làm nóng thêm tình hình vịnh Péc-xích.
Chiều 10/2, Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga đã thông qua Tuyên bố "Về tình hình Syria," trong đó cảnh báo về những âm mưu can thiệp từ bên ngoài vào tình hình căng thẳng tại Syria nhằm thay đổi ban lãnh đạo hiện nay ở nước này và kêu gọi các bên xung đột ở Syria đối thoại.
Thảm kịch tại một trận bóng đá ở TP Pốt Xa-ít châm ngòi cho đợt bạo lực mới do xung đột ở Ai Cập. Hàng nghìn người dân nước này tiếp tục xuống đường đòi Hội đồng tối cao các lực lượng vũ trang Ai Cập (SCAF) chuyển giao quyền lực cho một chính phủ dân sự.