Cuộc bỏ phiếu về dự thảo hiến pháp mới do Tổng thống Syria Bashar al-Assad đề xuất được tổ chức giữa lúc chia rẽ và bạo lực vẫn tiếp diễn.

 

Ngày 26.2, Syria tổ chức trưng cầu dân ý tại 14.000 điểm bỏ phiếu trên cả nước về việc đồng ý hay phản đối kế hoạch sửa đổi hiến pháp do ông al-Assad đưa ra, theo AP. Lá phiếu bao gồm một câu hỏi duy nhất: “Bạn có đồng ý với dự thảo hiến pháp mới hay không?”. Cử tri chọn ô màu xanh để đồng ý, ngược lại thì điền vào ô màu đen.

AP dẫn dự thảo mới gồm 2 nội dung chính. Thứ nhất, chấm dứt chế độ một đảng lãnh đạo đã tồn tại từ năm 1963 đến nay. Theo đó, đảng Baath của Tổng thống al-Assad không còn độc quyền “lãnh đạo nhà nước và xã hội” như trong hiến pháp hiện hành và Syria sẽ có hệ thống dân chủ đa đảng dựa trên luật pháp Hồi giáo. Thay đổi thứ hai là không ai được giữ chức tổng thống quá 2 nhiệm kỳ với 7 năm/nhiệm kỳ.


Cảnh khói lửa ở một vùng gần thủ đô Damascus - Ảnh: AFP

Trong khi một bộ phận dân chúng, hầu hết là giới kinh doanh tại thủ đô Damascus, ủng hộ động thái của chính phủ thì nhiều người khác lại cương quyết tẩy chay cuộc trưng cầu. Phe ủng hộ cho rằng hiến pháp mới là một bước ngoặt trong lịch sử Syria khi mở ra thời kỳ dân chủ mới. Ngược lại, những người phản đối khẳng định sự kiện này chẳng có ý nghĩa gì vì hiến pháp mới vẫn cho phép Tổng thống al-Assad tại vị thêm 14 năm trong khi họ muốn ông ra đi ngay lập tức.

Không chỉ dân chúng Syria, cộng đồng quốc tế cũng chia rẽ rõ rệt về cuộc bỏ phiếu. AFP dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Địch Tuyển lên tiếng ủng hộ: “Chúng tôi hy vọng cuộc trưng cầu dân ý và lần bầu cử sắp tới diễn ra êm thắm”. Nga cũng có quan điểm tương tự. Ngược lại, phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney tuyên bố: “Đây thực sự là một trò cười và phỉ báng cuộc cách mạng của người dân Syria”. Trước đó, yêu cầu Tổng thống al-Assad từ chức ngay lập tức cũng được nhóm Những người bạn của Syria, do một số nước phương Tây và Ả Rập thành lập, đưa ra sau cuộc họp tại Tunisia vào ngày 24.2. Đáp lại, chính quyền Damascus gọi nhóm này là “những kẻ thù của Syria” với cáo buộc gây chia rẽ và mất ổn định, theo Tân Hoa xã.

Khi kết quả trưng cầu dân ý cũng như số người tham gia bỏ phiếu chưa được xác định thì bất ổn tiếp tục bao trùm lên khắp Syria, kể cả khu vực lân cận Damascus. AFP dẫn nguồn từ một số tổ chức quốc tế cho biết các vụ xung đột khiến 26 người, gồm 16 dân thường, thiệt mạng vào ngày 26.2 và có đến 98 người chết vào hôm trước. Hội Chữ thập đỏ cho hay đội cứu trợ của tổ chức này vẫn chưa thể tiếp cận khu vực Baba Amro thuộc thành phố Homs, vốn đang bị pháo kích dữ dội. Reuters dẫn lời một phát ngôn viên của Hội Chữ thập đỏ nói chưa đạt được kết quả cụ thể nào sau một ngày đàm phán với lực lượng chính phủ và phe nổi dậy.

 

                                                                Theo Báo Thanhnien

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Tổng thống Mỹ Barack Obama. (Nguồn: AP)
Thành phố Homs của Syria đang hứng pháo kích liên tục từ quân đội - Ảnh: AFP
Không có hình ảnh

Bắc Kinh sẵn sàng cải thiện quan hệ quân sự Mỹ-Trung

Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Mỹ nhằm thúc đẩy quan hệ quân sự giữa hai nước, một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng hôm qua cho biết, sau chuyến thăm Mỹ của Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và gặp gỡ với các quan chức hàng đầu của Lầu Năm Góc.

 

Hai phóng viên Anh, Mỹ thiệt mạng tại Syria, phương Tây chấn động

Tin về cái chết của hai nhà báo người Anh và người Mỹ thiệt mạng tại Syria trong ngày giao tranh ác liệt hôm 21/2 ở thành phố Homs đã gây chấn động trong dư luận ở Anh, Mỹ. Một loạt chính phủ phương Tây đã lên tiếng.

Nga tính bán cho Trung Quốc các máy bay Su-35

Trung Quốc muốn có được hệ thống phòng thủ tên lửa mới của Nga S-400 Triumph vào năm 2015, nhưng tạm thời hiện nay Mátxcơva đang xem xét khả năng cung cấp cho Bắc Kinh loại máy bay tiêm kích đa chức năng Su-35.

Lầu Năm Góc bác tin tàu chiến Iran cập cảng Syria

Ngày 21/2, Lầu Năm Góc khẳng định không có dấu hiệu nào cho thấy hai tàu chiến Iran đã cập cảng Syria hồi cuối tuần qua.

Libya tổ chức cuộc bầu cử địa phương đầu tiên thời hậu Gaddafi

* Yemen bầu cử tổng thống AFP đưa tin, người dân thành phố Misrata – thành phố lớn thứ ba ở Libya đã đi bỏ phiếu bầu ra thành viên hội đồng thành phố. Đây là cuộc bầu cử địa phương đầu tiên ở Libya kể từ khi chế độ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi bị lật đổ. Sự kiện được đánh giá là cột mốc quan trọng của thời kỳ hậu Gaddafi vì cuộc bầu cử được cho là có sự chuẩn bị khá kỹ lưỡng.

“Putin sẽ chiến thắng tại bầu cử Tổng thống Nga”

Ngày 20/12, Trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội toàn Nga (VTsIOM) đã công bố kết quả của cuộc thăm dò dư luận trước bầu cử tổng thống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục