Trong cuộc hội đàm với Tổng thống Barack Obama hôm qua, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tỏ ra không có ý định từ bỏ hành động quân sự tiềm tàng, nói rằng nước ông phải “làm chủ được vận mệnh của mình”.
Tuy nhiên, đằng sau cánh cửa khép, Thủ tướng Netanyahu đã đảm bảo với ông Obama điều mà Tổng thống Mỹ từng nói công khai - rằng Israel chưa quyết định liệu có tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran hay không, nhưng bảo vệ quyền sử dụng hành động quân sự, một nguồn tin thân cận với các cuộc đàm phán cho biết.
Khởi động một trong những cuộc gặp quan trọng nhất giữa các lãnh đạo Mỹ và Israel trong những năm gần đây, ông Obama và Netanyahu đã không đề cập tới những bất đồng kéo dài về những lo ngại của Washington rằng Israel có thể vội vàng tấn công chương trình hạt nhân của Iran trong những tháng tới.
Tổng thống Obama, người đang phải đối mặt với những áp lực bầu cử từ các cử tri Mỹ ủng hộ Israel và các đối thủ từ đảng Cộng hoà, đã đảm bảo với ông Netanyahu rằng Mỹ coi giải pháp quân sự là kế sách cuối cùng và “được sự ủng hộ của Israel”.
Nhưng ông Obama đã hối thúc Israel bình tĩnh để các biện pháp cấm vấn và ngoại giao có kết quả.
“Chúng tôi tin rằng vẫn có một cánh cửa cho giải pháp quân sự đối với vấn đề này”, ông Obama nhấn mạnh.
Đáp lại, ông Netanyahu nói Israel “phải có khả năng để bảo vệ chính mình, bằng khả năng của chính mình, trước bất kỳ mối đe doạ nào”.
Ông Netanyahu cũng nói thêm rằng “trách nhiệm tối cao của ông với tư cách thủ tướng Israel là phải đảm bảo rằng Israel “làm chủ được vận mệnh của mình”.
Sau một loạt các cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo gặp trong bữa trưa riêng tư tại Nhà Trắng.
Theo kế hoạch, ông Netanyahu dự kiến cũng sẽ có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta.
Những cử chỉ thân mật
Tổng thống Obama và Thủ tướng Netanyahu được cho là có mối quan hệ nổi tiếng là lạnh nhạt.
Hồi tháng 11/2011, tại một hội nghị thượng đỉnh G20, các nhà báo đã nghe thấy đoạn nói chuyện riêng tư giữa Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và ông Obama, trong đó ông Sarkozy gọi nhà lãnh đạo Israel là “kẻ dối trá”.
Ông Obama đáp lại rằng: “Ông chán ông ta, nhưng tôi thì phải đối phó với ông ta thậm chí thường xuyên hơn ông”.
Lần này, ông Obama và Netanyahu tỏ ra thân mật khi họ ngồi cạnh nhau, trò chuyện cởi mở và tỉnh thoảng còn gật đầu khi người kia nói.
Cuộc gặp của ông Obama với Thủ tướng Israel được xem là quan trọng nhằm duy trì niềm tin của đồng minh Trung Đông thân cận nhất của Mỹ và để chống lại những chỉ trích từ các đối thủ Cộng hoà đang nghi ngờ sự ủng hộ của ông dành cho nhà nước Do Thái.
Ông Obama cũng đang cố gắng giảm bớt “cuộc thảo luận không chính xác” về một cuộc chiến khác trong khu vực, vốn có thể ảnh hưởng tới sự phục hồi kinh tế của Mỹ và đe doạ cơ hội tái đắc cử của ông.
Theo DanTri
Ngày 3/3 là ngày yên tĩnh với toàn nước Nga. Đây là ngày ngày không một hoạt động vận động tranh cử nào được phép tổ chức, và là lúc dư luận đánh giá tình hình chính trị trong nước, đưa ra những dự đoán cho tương lai.
Sở Cảnh sát London (Scotland Yard) đang mở chiến dịch “cảnh sát toàn diện” để truy quét tội phạm ở thủ đô. Tỉ lệ tội phạm giảm nhanh chóng, nhưng người dân bắt đầu lo sợ nguy cơ bị “kiểm soát toàn diện”.
Thủ tướng Putin hôm qua cho biết kẻ thù của ông đang lên kế hoạch cho những thủ đoạn bẩn thỉu, như ám sát, để phá hoại cuộc bầu cử tổng thống Nga mà cựu điệp viên KGB gần như chắc chắn thắng cử.
Giữa nhiều ý kiến hoan nghênh việc CHDCND Triều Tiên tuyên bố tạm ngưng chương trình hạt nhân là một số lo ngại nước này sẽ lại đổi ý.
Israel và Iran, vốn đang có căng thẳng cao độ với nhau, đều bị cáo buộc đưa quân vào Syria để hỗ trợ 2 phe tại đây. Hãng tin ABNA dẫn nguồn giấu tên loan tin Israel đang gây bất ổn ở tỉnh biên giới Quneitra của Syria nhằm tạo thêm cớ cho phương Tây can thiệp.
Ấn Độ sẽ cùng tập trận với Nhật và Mỹ trong thời gian từ nay đến giữa năm 2012 nhằm cân bằng động thái tăng cường hoạt động trên biển gần đây của Trung Quốc.