Giữa nhiều ý kiến hoan nghênh việc CHDCND Triều Tiên tuyên bố tạm ngưng chương trình hạt nhân là một số lo ngại nước này sẽ lại đổi ý.
Ngày 1.3, Nga và Trung Quốc đưa ra những tuyên bố đầy lạc quan về động thái mới nhất của Triều Tiên. AFP dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Nga viết: “Chúng tôi đặc biệt hoan nghênh quyết định của Bình Nhưỡng”. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi thì nói: “Chúng tôi chúc mừng bước tiến trong quan hệ Bình Nhưỡng - Washington và những đóng góp của hai bên hướng đến bảo vệ hòa bình, ổn định trên bán đảo Triều Tiên”. Trước đó, CHDCND Triều Tiên bất ngờ tuyên bố tạm ngưng thử hạt nhân, phóng tên lửa tầm xa và làm giàu uranium. Bình Nhưỡng còn nói sẽ cho phép thanh sát viên của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) giám sát lệnh hoãn làm giàu uranium. Đây được cho là kết quả từ cuộc đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên tại Trung Quốc hồi tuần trước và Washington lập tức thông báo viện trợ ngay 240.000 tấn lương thực cho Bình Nhưỡng.
|
Tuy nhiên, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn phản ứng khá thận trọng. Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton xem đó là “bước tiến khiêm tốn đầu tiên theo chiều hướng tích cực” và nói thêm rằng Washington vẫn quan ngại một số vấn đề khác của Bình Nhưỡng. Tương tự, Hàn Quốc và Nhật Bản nhận định tuyên bố của Triều Tiên là “tiến bộ nhưng chỉ mới là bước đi cơ bản”, vẫn cần được chứng minh bằng hành động cụ thể.
Giới quan sát thì có những nhận định khác nhau về diễn biến mới này. AP dẫn lời chuyên gia Baek Seung-joo của Viện Phân tích quốc phòng ở Hàn Quốc nói: “Miền Bắc sử dụng chương trình hạt nhân như một đòn bẩy để có được sự nhượng bộ và sẽ không từ bỏ nó”. Thực tế, CHDCND Triều Tiên từng có tuyên bố tương tự vào năm 2005 nhưng sau lại đổi ý. Một số chuyên gia khác thì cho rằng đây là động thái “câu giờ” của cả Mỹ lẫn Triều Tiên. Nhận định với AFP, chuyên gia Yang Moo-jin nói Tổng thống Mỹ Barack Obama cần tiến bộ nhất định trong vấn đề Triều Tiên trong bối cảnh ngày bầu cử đang đến gần vì Iran và Syria vẫn là thách thức ngoại giao nan giải. Ngược lại, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng cần lương thực để giải quyết khó khăn trong nước để tiếp tục củng cố vị thế. Mặc dù vậy, nhà phân tích Peter Beck của Quỹ châu Á vẫn đánh giá đây là một hy vọng mới cho bán đảo Triều Tiên. Hy vọng này càng tăng lên khi AP đưa tin đặc phái viên cấp cao CHDCND Triều Tiên Ri Yong-ho sẽ đến New York vào tuần sau để thảo luận sâu rộng hơn về vấn đề này.
Theo Báo Thanhnien
9 người đã thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương khi một cơn lốc xoáy tấn công miền trung nước Mỹ hôm qua, gây thiệt hại nặng nề cho các khu vực tại bang Illinois, Missouri và Kansas.
Ngày 27/2, Nhà Trắng tuyên bố tình trạng bạo lực đẫm máu gần đây nhằm vào lực lượng Mỹ ở Afghanistan sẽ không khiến các kế hoạch rút quân của nước này bị đẩy nhanh trong vòng 2 năm tới.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ hôm nay nói rằng những bình luận từ phía Trung Quốc về chuyến thăm của ông tới vùng tranh thổ tranh chấp giữa 2 nước láng giềng là “rất chướng tai”, làm nảy sinh một cuộc chiến ngôn từ mới vì đường biên giới tranh chấp.
Các nước nhóm G-20 đang xem xét khả năng giảm mức nhập khẩu dầu mỏ của Iran và tăng cường những biện pháp trừng phạt tài chính chống lại đất nước này, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner hôm qua tuyên bố trong khi giá dầu thế giới tăng vọt.
Khoảng 3.000 người dân Malaysia sống gần nơi dự kiến xây dựng một nhà máy lọc đất hiếm đã biểu tình yêu cầu dừng dự án này ngày 26-2.
Nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un đe dọa sẽ tấn công trả đũa mạnh mẽ vào kẻ thù xâm lược, dù chỉ xâm phạm 0,001 mm vào vùng biển thuộc chủ quyền của Triều Tiên.