Ngày 7.3, ông Vladimir Putin - người mới đắc cử Tổng thống Nga - thừa nhận có sai sót trong cuộc bầu cử hôm 4.3 vừa qua và kêu gọi điều tra vụ việc.
Cảnh sát Nga đã bắt giữ khoảng 550 người. |
“Tất nhiên là có những vi phạm. Chúng ta cần phải xác định chúng, điều tra và làm mọi thứ trở nên rõ ràng đối với người dân” - ông Putin tuyên bố. Ông Putin khẳng định sẽ có một cuộc thảo luận thẳng thắn với Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử trung ương Nga Vladimir Churov về các vi phạm xảy ra trong bầu cử.
Phát ngôn viên của ông Putin - Dmitry Peskov - cho hay, ứng viên Gennady Zyuganov thuộc Đảng Cộng sản cũng được mời tham dự cuộc thảo luận trên, song ông Zyuganov đã từ chối. Ông Zyuganov là người đã đưa ra những khiếu nại đòi điều tra kết quả bầu cử trên cả nước.
Tuyên bố trên của ông Putin được đưa ra sau khi sau khi Uỷ ban Bầu cử trung ương Nga ngày 5.3 công bố ông đã giành chiến thắng vang dội với 63,6% số phiếu ủng hộ. Ông Churov khẳng định cuộc bỏ phiếu này là trung thực, cởi mở và minh bạch nhất thế giới.
Tuy nhiên, tổ chức quan sát độc lập Golos tại Nga lại tố cáo rằng ông Putin chỉ giành được ít hơn 51% số phiếu bầu và các điểm bỏ phiếu “không tự do và công bằng”. Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) và Hội đồng Châu Âu (EC) chỉ trích cuộc bầu cử “có nhiều sai sót”. Còn nhóm quan sát OSCE cho biết đã xảy ra nhiều trường hợp một người bỏ phiếu tại nhiều điểm bầu cử. Theo tờ Tin tức Mátxcơva, tại một điểm bầu cử chỉ có 1.389 cử tri, song có tới 1.482 phiếu bầu cho ông Putin - tức 107%.
Ngày 6.3, lãnh đạo các tổ chức đối lập Nga tuyên bố sẽ tổ chức biểu tình lớn ở thủ đô Mátxcơva và tuần hành qua các đường phố, có thể là vào ngày 10.3, để phản đối kết quả bầu cử tổng thống. Đêm 5.3 trước đó, khoảng 20.000 người tập trung ở Quảng trường Pushkin tại trung tâm Mátxcơva bất chấp thời tiết giá lạnh để phản đối gian lận bầu cử. Cảnh sát Nga đã bắt giữ khoảng 550 người (ảnh), trong đó có các lãnh đạo phe đối lập như Alexei Navalny, Ilya Ponomaryov, Ilya Yashin hay Sergei Udaltsov... Tuy nhiên, những người này đã được thả ra vào sáng hôm sau.
Ngày 5.3, lãnh đạo nhiều nước đã công nhận chiến thắng của ông Putin. Văn phòng Chính phủ Anh cho hay, Thủ tướng David Cameron đã điện thoại cho ông Putin để bày tỏ mong muốn được hợp tác “để vượt qua những trở ngại trong mối quan hệ Anh – Nga và xây dựng mối quan hệ kinh tế - chính trị sâu sắc hơn”. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cũng đã chúc mừng ông Putin và thúc giục ông “tiếp tục quá trình hiện đại hóa nền kinh tế và dân chủ”.
Tuy nhiên, theo giới chuyên gia nhận định, chiến thắng của ông Putin lại đang khiến các nước phương Tây phải đau đầu. Bởi ông Putin sẽ quay trở lại Điện Kremlin vào tháng 5 tới vẫn chính là ông Putin đã điều hành nước Nga trong suốt 12 năm qua trong tình trạng không hài lòng, ít hứa hẹn, nghi ngờ và đầy rẫy những chế giễu nhằm vào phương Tây. Đặc biệt, quan hệ ngoại giao giữa Anh và Nga - vốn xấu đi kể từ sau vụ ám sát cựu sĩ quan tình báo Nga Alexander Litvinenko vào năm 2006 - vẫn chưa thể thay đổi “một sớm một chiều”.
Theo Báo Laodong
Ông Vladimir Putin đã tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Nga, trở lại với nhiệm kỳ thứ 3 sau 4 năm ở vị trí thủ tướng.
Hãng AFP dẫn lời Bộ trưởng Nội vụ Pakistan Rehman Malik ngày 4/3 cho biết ông đã chính thức đề nghị Cảnh sát quốc tế (Interpol) phát lệnh truy nã cựu Tổng thống Pervez Musharraf liên quan tới vụ ám sát cố Thủ tướng Benazir Bhutto.
Lương tháng của hàng ngàn công chức tại một tỉnh ở Indonesia sẽ được chuyển trực tiếp vào tài khoản người vợ vào tuần này trong một sáng kiến của chính quyền địa phương nhằm ngăn chặn nạn ngoại tình.
Tổng thống Mỹ tuyên bố “sẽ xem xét mọi giải pháp” liên quan đến Iran nếu nước này sản xuất vũ khí hạt nhân. Đây là lần đầu tiên ông Obama đề cập trực diện tới phương án quân sự chống Tehran, dù rằng Washington luôn cảnh báo Israel về một ý đồ tương tự.
Ngày 3/3 là ngày yên tĩnh với toàn nước Nga. Đây là ngày ngày không một hoạt động vận động tranh cử nào được phép tổ chức, và là lúc dư luận đánh giá tình hình chính trị trong nước, đưa ra những dự đoán cho tương lai.
Sở Cảnh sát London (Scotland Yard) đang mở chiến dịch “cảnh sát toàn diện” để truy quét tội phạm ở thủ đô. Tỉ lệ tội phạm giảm nhanh chóng, nhưng người dân bắt đầu lo sợ nguy cơ bị “kiểm soát toàn diện”.