Washington tuyên bố sẵn sàng tiết lộ cho Moscow những thông tin mật về lá chắn phòng thủ tên lửa được triển khai tại châu Âu, một động thái được cho là có thể giải quyết bế tắc đang tồn tại.
Hiện chưa rõ dữ liệu nào có thể được tiết lộ cho Nga, nước lâu nay vẫn phản đối các kế hoạch của Mỹ trong việc triển khai lá chắn phòng thủ tên lửa ở Đông Âu, cụ thể là tại các nước Ba Lan, Romania và Cộng hòa Séc.
Nhà Trắng cho hay chương trình này nhằm đối phó với mối đe dọa tiềm tàng từ những quốc gia như Iran, nhưng Nga cho hay các tên lửa của nước này cũng sẽ bị tác động bởi lá chắn mà Mỹ muốn triển khai. Việc này sẽ làm mất thế cân bằng hạt nhân đã tồn tại từ sau thời Chiến tranh Lạnh.
Tháng 11/2011, Nhà Trắng được cho là tiến hành những cuộc đàm phán bí mật với Nga việc cung cấp thông tin về tốc độ đốt cháy của phiên bản cải tiến tên lửa SM-3, tên lửa đánh chặn chủ yếu của lá chắn tên lửa Mỹ cho tới năm 2020. Tuy nhiên, chính quyền Mỹ khi đó phủ nhận việc tiết lộ thông tin mật về tên lửa cho Nga.
"Nếu họ thực sự muốn tiết lộ dữ liệu về tốc độ của tên lửa, đó có thể sẽ là một số liệu tham khảo có tính chất quyết định đối với Nga", ông Alexander Khramchikhin, nhà nghiên cứu thuộc nhóm chuyên gia của Học viện Phân tích Quân sự và Chính trị tại Moscow.
Tốc độ của các tên lửa đánh chặn là điều duy nhất quân đội Nga cần biết để quyết định liệu lá chắn tên lửa Mỹ có thực sự là một mối đe dọa với các tên lửa của Nga hay không, ông Khramchikhin cho biết thêm.
Việc tiết lộ dữ liệu mật về tên lửa là chưa có tiền lệ nhưng không phải là không thể xảy ra, dù cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào cuối năm nay có thể ảnh hưởng tới kế hoạch chia sẻ thông tin. Các đối thủ đảng Cộng hòa vốn luôn chỉ trích đương kim Tổng thống Barack Obama, người đang tìm kiếm nhiệm kỳ thứ hai, về việc quá mềm mỏng trong các quan hệ với Nga.
Đàm phán Nga - Mỹ về lá chắn phòng thủ tên lửa không có được bước tiến nào trong năm ngoái, khi cả hai nước từ chối việc có bất cứ một nhượng bộ đáng kể nào. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ được mang ra bàn bạc lại vào tháng 5 tới trong hội thảo quốc tế tại Moscow do Bộ Quốc phòng Nga tổ chức, và một hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Chicago, Mỹ, ngay sau đó.
Theo VnExpress
Theo AP, đặc sứ của Liên hiệp quốc và Liên đoàn Arập về Syria, ông Kofi Annan, nói rằng việc quân sự hoá thêm nữa ở quốc gia này sẽ “làm cho tình hình trở nên tệ hại hơn”.
LTS: Cuối tháng 2 vừa qua, hàng chục ngàn nhà hoạt động xã hội, nạn nhân sống sót trong vụ rò khí độc tại nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu của Công ty Hóa chất Dow Chemical ở Bhopal, Ấn Độ (năm 1984) đã yêu cầu Ủy ban Olympic và Paralympic London 2012 loại Dow Chemical khỏi danh sách nhà tài trợ Olympic. Mới đây, Thư ký Hội Hữu nghị Anh - Việt, ông Len Aldis, đã gửi một bức thư đến các thành viên của ủy ban trên, lên án nhà tài trợ Dow Chemical, công ty đã sản xuất chất độc da cam cho quân đội Mỹ rải xuống Việt Nam và nay đang phủ nhận mọi tội ác của mình. Ông Len Aldis đã gửi riêng Báo SGGP bức thư này.
Trong khuôn khổ Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia lần thứ 7, ngày 8-3, cuộc họp Nhóm quan chức cấp cao (SOM) Việt Nam và Cam-pu-chia chuẩn bị cho Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia đã diễn ra tại TP Hồ Chí Minh dưới sự đồng chủ trì của Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh và Quốc vụ khanh Bộ Nội vụ Cam-pu-chia Pơ-rum Sô-kha.
Thượng viện Mỹ vừa bỏ phiếu ủng hộ việc Oa-sinh-tơn có quyền áp thuế chống bảo trợ đối với hàng hóa từ Việt Nam và Trung Quốc. "Cái lý" của những ông nghị Mỹ biện hộ cho hành động bảo hộ trên là: 80 nghìn việc làm đang được bảo vệ nhờ thuế đối với mặt hàng thép, nhôm, giấy, hóa chất từ Trung Quốc và túi nhựa từ Việt Nam.
Năm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và Đức tuyên bố đồng ý nối lại đàm phán với Iran sau nhiều tuần đối đầu căng thẳng.
Ngày 7.3, ông Vladimir Putin - người mới đắc cử Tổng thống Nga - thừa nhận có sai sót trong cuộc bầu cử hôm 4.3 vừa qua và kêu gọi điều tra vụ việc.