Trung Quốc chưa từng che giấu tham vọng xuất khẩu công nghệ đường sắt cao tốc ra khắp thế giới. Nhưng hàng loạt vụ tai nạn tàu cao tốc và tham nhũng đang khiến các khách hàng nước ngoài lo ngại.
Tân Hoa xã ngày 13-3 đưa tin một đoạn 300m trong tuyến đường sắt cao tốc Hán Nghi dài 291km nối thành phố Vũ Hán với thành phố Nghi Xương (Hán Nghi), tỉnh Hồ Bắc đã bị sụp từ ngày 9-3 do mưa lớn. Trước đó, Tập đoàn xây dựng đường sắt Trung Quốc đã nghiệm thu đoạn bị lún này. Các công nhân bảo trì cho biết đoạn đường sắt này bị sụp do đất nền bị lún nghiêm trọng sau nhiều ngày mưa lớn, làm ảnh hưởng đến 7,2km đường sắt trong tuyến đường cao tốc này.
Tuyến đường sắt cao tốc Hán Nghi dự kiến được đưa vào hoạt động chính thức từ tháng 5-2012. Báo chí Trung Quốc chỉ phát hiện vụ sụp lún này từ ngày 12-3 khi hàng trăm công nhân tập trung ở hiện trường để sửa chữa.
Trên mạng xã hội Weibo, nhiều blogger Trung Quốc viết rất may phát hiện kịp để tránh, chứ khi tàu đã chạy thì không biết bao sinh mạng sẽ bị cướp mất một cách oan uổng!
Ăn bớt, đôn giá
Chính quyền địa phương đang điều tra vụ việc. Tân Hoa xã dẫn lời các quan chức khẳng định nguyên nhân là do... thời tiết. Thế nhưng hồi đầu tháng 3, tuần báo Thời Đại dẫn lời một người từng làm việc trong dự án đường sắt cao tốc Hán Nghi tiết lộ từ năm 2010, anh đã cảnh báo Bộ Đường sắt Trung Quốc là tuyến đường Hán Nghi có nguy cơ lún sụt nghiêm trọng. Công ty xây dựng tuyến Hán Nghi đã sử dụng đất thay vì sỏi để lát nền đường sắt nhằm tiết kiệm chi phí. Hậu quả tuyến đường sắt cao tốc Hán Nghi sẽ phải đối diện “nguy cơ an toàn lớn” do đất rất dễ bị lún khi mưa lớn. Năm 2011, như Nhân Dân Nhật Báo cho biết, Bộ Đường sắt Trung Quốc đã điều tra và xác định tuyến đường Hán Nghi là “an toàn”.
Vụ sụt lún này càng khiến uy tín của ngành đường sắt cao tốc Trung Quốc bị giảm sút. Tháng 8-2011, vụ tai nạn do tàu đâm nhau ở Ôn Châu làm 40 người thiệt mạng cho thấy đường sắt cao tốc Trung Quốc rất kém an toàn. Vụ việc được điều tra và người ta được biết trước đó vào tháng 3-2011, như báo chí Trung Quốc cho biết, kiểm toán nhà nước phát hiện các công ty xây dựng đường sắt cao tốc đã biển thủ 30 triệu USD vốn đầu tư tuyến Bắc Kinh - Thượng Hải. Việc đấu thầu mua vật liệu xây dựng đường sắt cao tốc không minh bạch. Giá cả đã bị đẩy lên cao ngất ngưởng do phần lớn công ty cung cấp thiết bị đều là “gà nhà” của các quan chức Bộ Đường sắt. Bộ trưởng đường sắt Lưu Chí Quân bị cách chức vì nhận hối lộ 152 triệu USD.
Theo Nhân Dân Nhật Báo, giá mua thầu các thiết bị vệ sinh trên tàu cao tốc Trung Quốc đều cực đắt. Ví dụ, một bồn rửa tự động tốn tới 72.000 NDT (11.400 USD), vòi cảm ứng 10.280 NDT (1.600 USD). Thậm chí một cuộn giấy vệ sinh có giá tới 1.125 NDT (178 USD). Tổng cộng một buồng vệ sinh tốn tới 300.000 - 400.000 NDT (47.500 - 63.200 USD). Một chiếc ghế hành khách tốn tới 20.000 NDT (3.200 USD).
Tạp chí Tân Thế Kỷ cho biết người nhận thầu cung cấp các thiết bị vệ sinh cho tàu cao tốc Trung Quốc chẳng phải ai xa lạ. Đó là bà Vương Hưng, vợ giám đốc vận tải Bộ Đường sắt Trương Thự Quang, người đã bị sa thải hồi tháng 2-2011. Báo mạng Thạch Gia Trang dẫn lời một giám đốc doanh nghiệp cung cấp thiết bị tiết lộ Bộ Đường sắt luôn tự chỉ định các nhà cung cấp thiết bị cho đường sắt cao tốc.
Xuất khẩu nổi không?
Ngoài xây dựng hệ thống trong nước, Trung Quốc còn đẩy mạnh xuất khẩu công nghệ đường sắt cao tốc. Thời báo Hoàn Cầu cho biết đến nay các công ty Trung Quốc đã thắng thầu xây dựng đường sắt cao tốc ở Thổ Nhĩ Kỳ, Venezuela, Argentina, Saudi Arabia nhờ ưu thế giá thành rẻ. Các công ty Trung Quốc đang cạnh tranh với nhiều đối thủ từ Nhật và châu Âu để xây dựng đường sắt cao tốc ở Mỹ, Nga, Brazil, Myanmar...
Tuy nhiên, chất lượng tồi tệ của các tuyến đường sắt cao tốc tại Trung Quốc khiến các chuyên gia nhiều nước phải lên tiếng cảnh báo. Hãng tin Bloomberg dẫn lời chuyên gia Edwin Merner thuộc Hãng quản lý tài sản Atlantis Investment Research ở Nhật cho rằng cơ hội bán tàu cao tốc “made in China” cho nước ngoài hiện gần như bằng không. Nhà phân tích Ryota Himeno thuộc Ngân hàng Morgan Stanley nhận định khó có khả năng Trung Quốc thắng thầu xây đường sắt cao tốc ở Mỹ do các nước phát triển đòi hỏi độ an toàn cao.
Nhiều chuyên gia đường sắt Trung Quốc vẫn tự tin khẳng định công nghệ đường sắt cao tốc Trung Quốc có ưu thế giá thành rẻ nên vẫn đủ sức cạnh tranh. Trong khi đó, giới quan sát phương Tây đặt câu hỏi: liệu các nước đang muốn xây đường sắt cao tốc có nên tham rẻ để rồi phải trả giá bằng bao sinh mạng con người?
Theo TuoiTre
Hãng RIA Novosti ngày 9/3 dẫn nguồn tin từ cơ quan báo chí Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng việc báo chí Nga đưa tin Mátxcơva và Bắc Kinh đã ký hợp đồng về việc Trung Quốc mua 48 máy bay Su-35 của Nga là không đúng với thực tế.
Theo AFP và Reuters, Cơ quan Giám sát Nhân quyền Syria có trụ sở tại Anh thông báo ngày 9/3 ít nhất 31 người đã thiệt mạng trong diễn biến bạo lực mới leo thang khắp nơi ở Syria, trong khi hàng chục nghìn người biểu tình đổ ra khắp các đường phố sau buổi cầu kinh cuối tuần của người Hồi giáo, đặc biệt là tại thành phố Aleppo ở miền Bắc nước này.
Theo AP, đặc sứ của Liên hiệp quốc và Liên đoàn Arập về Syria, ông Kofi Annan, nói rằng việc quân sự hoá thêm nữa ở quốc gia này sẽ “làm cho tình hình trở nên tệ hại hơn”.
LTS: Cuối tháng 2 vừa qua, hàng chục ngàn nhà hoạt động xã hội, nạn nhân sống sót trong vụ rò khí độc tại nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu của Công ty Hóa chất Dow Chemical ở Bhopal, Ấn Độ (năm 1984) đã yêu cầu Ủy ban Olympic và Paralympic London 2012 loại Dow Chemical khỏi danh sách nhà tài trợ Olympic. Mới đây, Thư ký Hội Hữu nghị Anh - Việt, ông Len Aldis, đã gửi một bức thư đến các thành viên của ủy ban trên, lên án nhà tài trợ Dow Chemical, công ty đã sản xuất chất độc da cam cho quân đội Mỹ rải xuống Việt Nam và nay đang phủ nhận mọi tội ác của mình. Ông Len Aldis đã gửi riêng Báo SGGP bức thư này.
Trong khuôn khổ Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia lần thứ 7, ngày 8-3, cuộc họp Nhóm quan chức cấp cao (SOM) Việt Nam và Cam-pu-chia chuẩn bị cho Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia đã diễn ra tại TP Hồ Chí Minh dưới sự đồng chủ trì của Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh và Quốc vụ khanh Bộ Nội vụ Cam-pu-chia Pơ-rum Sô-kha.
Thượng viện Mỹ vừa bỏ phiếu ủng hộ việc Oa-sinh-tơn có quyền áp thuế chống bảo trợ đối với hàng hóa từ Việt Nam và Trung Quốc. "Cái lý" của những ông nghị Mỹ biện hộ cho hành động bảo hộ trên là: 80 nghìn việc làm đang được bảo vệ nhờ thuế đối với mặt hàng thép, nhôm, giấy, hóa chất từ Trung Quốc và túi nhựa từ Việt Nam.