(Ảnh: AP)
Hãng thông tấn chính thức KCNA đưa tin một quan chức Triều Tiên ngày 5/4 tuyên bố việc đánh chặn vụ phóng vệ tinh của nước này sẽ là một hành động chiến tranh.
Phát ngôn viên của Ủy ban Tái thống nhất hòa bình Triều Tiên khẳng định vệ tinh này "mang bản chất hòa bình" và việc đánh chặn nó "chắc chắn sẽ gây ra tai họa khủng khiếp."
Hàn Quốc hôm 2/4 cho biết quân đội nước này sẽ theo dõi và chặn vụ phóng nếu tên lửa đi trệch hướng và rơi vào lãnh thổ Hàn Quốc. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Naoki Tanaka cũng đã ra lệnh áp dụng những biện pháp tương tự.
Trong diễn biến liên quan, phát ngôn viên Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos nói với hãng RIA Novosti rằng đại diện của cơ quan này sẽ không đến quan sát vụ phóng vệ tinh của Triều Tiên, dự kiến vào trung tuần tháng Tư, bởi động thái đó trực tiếp vi phạm nghị quyết 1874 của Hội đồng Bảo an LHQ, văn kiện mà Nga đã biểu quyết thông qua.
Vì vậy Roscosmos, cơ quan thuộc chính quyền hành pháp liên bang không thể có bất kỳ sự tham gia nào vào hoạt động của Triều Tiên./.
THX dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 3/4 cho biết Mátxcơva cho rằng những cam kết ràng buộc pháp lý của Mỹ về hệ thống phòng thủ tên lửa gây tranh cãi tại Châu Âu là chưa đủ.
Theo AFP, Mỹ và Nhật Bản ngày 2/4 đã nghiên cứu các biện pháp đối phó nếu Triều Tiên triển khai ý định phóng tên lửa, trong khi kêu gọi quốc gia này ngừng kế hoạch phóng.
Ngày 2-4, tại thủ đô Phnom Penh (Campuchia) đã diễn ra các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM), Hội đồng Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN (APSC) và Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC).
Theo AFP, các quan chức ngoại giao ngày 30/3 cho biết Liên hợp quốc đang lên kế hoạch thành lập một phái bộ giám sát ngừng bắn ở Syria nếu chiến sự chấm dứt, tuy nhiên, chính quyền Damascus thậm chí còn chưa đồng ý cho đưa các quan chức đến đàm phán.
Các hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph, một trong những tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay, sẽ được triển khai tại vùng Viễn Đông của Nga trước cuối năm nay.
Tổng thống Mỹ Obama đã phê chuẩn đợt trừng phạt mới đối với những ngân hàng vẫn còn liên quan đến hoạt động mua bán dầu lửa của Iran, do cho rằng thị trường thế giới vẫn còn đủ dầu lửa để cung cấp cho các nước cắt nhập khẩu của Iran.