Tình hình bán đảo Triều Tiên sẽ thế nào sau vụ phóng tên lửa sắp tới của Bình Nhưỡng? Đây đang là câu hỏi được dư luận thế giới quan tâm nhất hiện nay khi mà Triều Tiên đã gần như hoàn tất khâu chuẩn bị cho vụ phóng và giờ “G” cũng sắp điểm.

 

Những ngày nay, thế giới đang nín thở theo dõi từng động thái ở Triều Tiên, khi chỉ còn vài ngày nữa nước này sẽ tiến hành một loạt sự kiện quan trọng nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Chủ tịch Kim Nhật Thành.

Nhưng trái ngược với tâm lý quan ngại của cộng đồng quốc tế, người dân Triều Tiên lại háo hức hơn bao giờ hết trước những kế hoạch lớn mà giới chức lãnh đạo đất nước đã lên kế hoạch thực hiện trong vài ngày tới.

Theo kế hoạch, Triều Tiên sẽ tiến hành Đại hội đảng Lao động Triều Tiên vào ngày 11/4 để bầu nhà lãnh đạo Kim Jong-un vào chức danh Tổng bí thư, thay thế người cha Kim Jong-il đột ngột qua đời hôm 27/12 năm ngoái. Tiếp đó là việc Bình Nhưỡng sẽ cho phóng vệ tinh Kwangmyongsong-3 bằng tên lửa đẩy tầm xa Unha-3 từ ngày 12 - 16/4.

Để đối phó với vụ phóng của Triều Tiên, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã phải đẩy nhanh tiến độ bố trí các tàu khu trục lớp Aegís mang tên lửa đạn đạo đến các vùng biển quanh Triều Tiên.

Hàng trăm khẩu đội tên lửa đánh chặn Patriot cũng đã được Nhật Bản triển khai tới các địa phương trên cả nước, kể cả thủ đô Tokyo, để bắn hạ tên lửa trong trường hợp tên lửa hoặc mảnh vỡ của nó rơi xuống lãnh thổ Nhật Bản.

Trong bối cảnh ấy, điều khiến dư luận quốc tế quan tâm nhất hiện nay không phải là việc Bình Nhưỡng có tiến hành vụ phóng vệ tinh hay không, mà là vụ phóng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tình hình bán đảo Triều Tiên, khu vực duy nhất trên thế giới hiện nay về mặt kỹ thuật vẫn còn trong tình trạng chiến tranh.

Có hay không một cuộc "đại chiến tên lửa"?

Dù không hoàn toàn bác bỏ giả thuyết này, song giới chuyên gia cho rằng khả năng xảy ra một trận đại chiến tên lửa là không cao. Theo các chuyên gia, phương Tây và các nước trong khu vực, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc, sẽ không thể tùy tiện hành động mà không tính tới những hậu quả tiềm tàng có thể xảy ra.  

Hiện tại, mặc dù Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản đã chuẩn bị khá kỹ cho phương án đối phó với tên lửa của Triều Tiên, nhưng điều đó không có nghĩa ba nước này có đủ sức chống đỡ trước những "trận đòn trả đũa khốc liệt" của Bình Nhưỡng. Không ai biết chắc rồi đây Triều Tiên sẽ đáp trả như thế nào đối với những lực lượng dám "cả gan" bắn hạ tên lửa mà nước này sử dụng để đưa vệ tinh thu thập dữ liệu địa trắc lên quỹ đạo.         

Vì thế, nếu để xảy ra chiến tranh, chắc chắn phương Tây sẽ phải hao tốn không ít công của, cũng như các nỗ lực ngoại giao cho cuộc chiến. Nhưng đó chưa phải là điều tồi tệ nhất.

Bởi thông thường, phát động một cuộc chiến đã khó, nhưng khép lại cuộc chiến đó còn khó hơn nhiều. Với những quan điểm cứng rắn và nhất quán của Triều Tiên xưa nay, chắc chắn nước này sẽ không dễ dàng đồng ý hạ vũ khí và quay trở lại bàn đàm phán. Do đó, một cuộc chiến trong khu vực, nếu xảy ra, sẽ kéo dài chưa biết khi nào mới đến hồi kết. Và cùng với đó, một cuộc chạy đua hạt nhân cũng sẽ nhanh chóng được kích hoạt với tốc độ chóng mặt tại khu vực này.

Vậy mọi việc sẽ diễn biến theo chiều hướng nào nếu phương Tây chọn giải pháp không bắn chặn tên lửa của Triều Tiên? Khi ấy, sẽ có hai khả năng. Thứ nhất, Triều Tiên thực hiện thành công vụ phóng và thứ hai là nước này thất bại.

Nhưng dù thành công hay thất bại, trong cả hai trường hợp này, hậu quả để lại đều ít hơn nhiều so với việc phát động một cuộc chiến. Theo đánh giá của giới chuyên gia, ngay cả khi vụ phóng không thành công, khiến mảnh vỡ tên lửa rơi xuống vùng biển Nhật Bản, thì những tác hại do vụ phóng gây ra cũng vẫn nhẹ hơn so với trận pháo kích trên đảo Yeonpyeong cách đây 2 năm.        

Bán đảo Triều Tiên có rơi vào tình trạng mất kiểm soát?

Nếu không xảy ra "đại chiến tên lửa", liệu sóng gió của việc Triều Tiên phóng vệ tinh có đẩy bán đảo này vào tình trạng mất kiểm soát?

Theo giới phân tích, khả năng này cũng rất khó xảy ra, song những ảnh hưởng lâu dài của vụ phóng là không thể xem nhẹ.

Tất nhiên trong bối cảnh hiện nay, ban lãnh đạo mới ở Triều Tiên thừa hiểu những thiệt hại mà nước này sẽ phải gánh chịu khi cố tình thực hiện vụ phóng. Thiệt hại ngay trước mắt là việc Triều Tiên sẽ phải hứng chịu thêm các lệnh trừng phạt quốc tế, bị cắt các khoản viện trợ lương thực của Mỹ và phủ bóng đen lên triển vọng nối lại đàm phán 6 bên cũng như đàm phán song phương Mỹ - Triều.

Nhưng đó chỉ là về mặt đối ngoại. Trong chính sách đối nội, vụ phóng vệ tinh lại mạng đến cho ban lãnh đạo mới ở Triều Tiên một sức hút rất lớn đối với người dân. Vụ phóng vừa thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc, vừa cho thấy sự đồng lòng quyết tâm của các thế hệ lãnh đạoTriều Tiên trong việc tiếp nối chính sách phát triển đất nước qua từng thời kỳ.

Nếu nhìn theo góc độ này, có thể thấy rằng vụ phóng vệ tinh của Triều Tiên nhằm mục đích đối nội nhiều hơn đối ngoại. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi ban lãnh đạo mới của Triều Tiên đang cần tạo ra một màn ra mắt đầy ấn tượng, đồng thời cũng để chứng tỏ cho thế giới thấy rằng Triều Tiên đã có một cuộc chuyển giao quyền lực đầy suôn sẻ.

Tất nhiên, sau khi phóng vệ tinh, sự nghi ngại của phương Tây đối với Bình Nhưỡng chắc chắn sẽ tăng lên. Mức độ đối lập và sự bất tín nhiệm lẫn nhau sẽ cản trở khả năng tái khởi động đàm phán 6 bên và tình hình bán đảo Triều Tiên sẽ tiếp tục rơi vào bế tắc.

Thế nhưng lịch sử từng cho thấy, nếu không có điều gì bất thường, sau khi phóng vệ tinh, Triều Tiên sẽ lại tìm cách trở lại con đường hòa hoãn với Mỹ. “Hy vọng rồi lại thất vọng”, “sau căng đến chùng” vẫn là phong cách hành xử của Triều Tiên từ trước đến nay.

Điều quan trọng  là  phương Tây dường như đã quá quen với điều này.

 

                                                                   Theo DanTri

 

Các tin khác


Thủ tướng Hungary đánh giá triển vọng EU mở đàm phán gia nhập cho Ukraine

Ukraine đã chính thức được trao tư cách ứng cử viên EU vào năm ngoái, một quyết định nhanh chóng trong bối cảnh quốc gia này đang có xung đột với Nga

Số trẻ em bị tấn công, giết hại ở CHDC Congo tăng mức kỷ lục

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Liên hợp quốc (LHQ) ngày 30/9 cho biết Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo đang chứng kiến số lượng trẻ em bị giết, bị thương tật, bị bắt cóc hoặc bị tấn công tình dục ở mức cao kỷ lục trong năm 2023 và là năm thứ ba liên tiếp.

"Khoảng trống Suwalki": Điểm yếu lớn nhất của NATO giờ ra sao?

NATO từng lo ngại về điểm yếu lớn nhất của mình với Nga về cái gọi là "Khoảng trống Suwalki". Nhưng nguy cơ này bây giờ giảm đi đáng kể do cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Quân đội Somalia bắt giữ thủ lĩnh cấp cao của Al-Shabaab

Ngày 29/9, Lực lượng an ninh Somalia đã bắt giữ một thủ lĩnh cấp cao của lực lượng Al-Shabaab, kẻ chịu trách nhiệm mua sắm vũ khí và thiết bị nổ cho nhiều vụ tấn công khủng bố trên khắp Somalia.

Căng thẳng Đức - Italy về vấn đề di cư

Căng thẳng Đức - Italy đang cản trở thỏa thuận của EU về các quy tắc mới để giải quyết khủng hoảng di cư ở châu Âu.

Nổ kho nhiên liệu ở Nagorny-Karabakh: Số người thiệt mạng tăng lên 170

Hãng thông tấn Armenpress của Armenia ngày 29/9 dẫn lời giới chức tại khu vực Nagorny-Karabakh cho biết số người thiệt mạng trong vụ nổ và cháy kho nhiên liệu ở khu vực này đã tăng lên 170 người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục