Chuối - “nạn nhân” đầu tiên trong cuộc đối đầu căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông.

Chuối - “nạn nhân” đầu tiên trong cuộc đối đầu căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông.

Cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông nay đã chuyển sang lĩnh vực kinh tế, với những hậu quả không chỉ giới hạn trong cuộc “chiến tranh chuối" giữa hai nước.

 

"Cuộc chiến" này đã bắt đầu từ tháng 3 khi các nhà nhập khẩu Trung Quốc than phiền về chất lượng chuối nhập khầu từ Philippines. Theo các thương gia Trung Quốc, chuối nhập từ Philippines không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm nên không thể bán trên thị trường Trung Quốc.

Kể từ đó, Bắc Kinh yêu cầu phải thanh tra lại toàn bộ chuối từ Philippines và viện cớ là không thể chỉ dựa vào giấy chứng nhận kiểm tra của phía Manila.

Sau chuối, Trung Quốc cũng đã bắt đầu kiểm tra gắt gao hơn các loại trái cây khác của Philippines như đu đủ, xoài, dừa và dứa. Việc làm này của các nhà nhập khẩu Trung Quốc đã khiến các nhà xuất khẩu Philippines phải vội tìm các thị trường khác ở Trung Đông và một số vùng khác để bán kịp lượng hàng ứ đọng.

Theo tính toán, các doanh nghiệp Philippines đã bị thiệt hại hơn 23 triệu USD kể từ khi Trung Quốc áp dụng các tiểu chuẩn nghiêm ngặt đối với mặt hàng chuối của Philippines. Chuối hiện chiếm hơn 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc đảo này.

Ngoài hoa quả, giới chuyên gia dự đoán Bắc Kinh có thể sẽ tiếp tục mở rộng “diện tấn công” sang các mặt hàng điện tử của Philippines, vốn chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này.

Đây không phải là lần đầu tiên Bắc Kinh dùng vũ khí kinh tế đối với những nước có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc.

Năm 2010, Bắc Kinh đã đình chỉ xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản nhằm trả đũa vụ Tokyo bắt giữ thuyền trưởng một tàu cá Trung Quốc ở khu vực quần đảo tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Senkaku, Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

Những động thái trên của Trung Quốc cho thấy, ngoài việc gây căng thẳng về ngoại giao và quân sự (bằng cách điều tàu ngư chính đến các vùng biển tranh chấp), Bắc Kinh luôn sẵn sàng dùng lá bài kinh tế để áp đảo đối phương. Sở dĩ như vậy vì Trung Quốc biết rõ nhiều nước trên thế giới sẽ ngày càng phải phụ thuộc nhiều hơn vào quan hệ thương mại với Trung Quốc.

Hiện Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại thứ ba của Philippines, chỉ sau Nhật Bản và Mỹ. Đến năm 2013, nước này hoàn toàn có khả năng trở thành đối tác kinh tế lớn nhất của Philippines.

 

                                                                 Theo Dantri

 

Các tin khác


Ông Mark Milley từ chức sẽ tác động gì tới xung đột Ukraine?

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Mark Milley sẽ bàn giao quyền điều hành cho người kế nhiệm là Tham mưu trưởng Không quân C.Q. Brown vào ngày 29/9 tới. Đây là một thời điểm không thể bấp bênh hơn khi phương Tây có dấu hiệu cạn kiệt vũ khí và hết kiên nhẫn với Ukraine.

Những chủ đề "nóng" tại Hội nghị thượng đỉnh EU - Mỹ

Ngày 27/9, một quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tiếp đón các lãnh đạo EU Charles Michel và Ursula von der Leyen tại hội nghị thượng đỉnh ở Washington vào ngày 20/10.

ĐHĐ LHQ khóa 78: Thúc đẩy tăng cường sự hiện diện của nữ giới

Tổng cộng 130 nhà lãnh đạo thế giới và hơn 50 quan chức có bài phát biểu tại Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) Khóa 78 diễn ra ở thành phố New York (Mỹ) trong tuần qua, song tỷ lệ nữ giới chỉ chiếm chưa đầy 12%.

Chi phí sinh hoạt đắt đỏ thổi bùng làn sóng trộm cắp ở Australia, New Zealand

Một người đàn ông chạy ra khỏi siêu thị ở New Zealand cầm theo những chiếc túi nhồi nhét chín cái chân cừu mà không thanh toán.

Bạo lực lại bùng lên ở Kosovo

Theo tờ Deutsche Welle của Đức ngày 26/9, sau cuộc đụng độ giữa các tay súng người Serbia và cảnh sát Kosovo tại làng Banjska ở phía bắc Kosovo gần biên giới Serbia khiến 5 người thiệt mạng, khu vực này đang được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ.

Hàn - Trung - Nhật nhất trí sớm nối lại hội nghị thượng đỉnh ba bên

Theo hãng tin Yonhap, ngày 26/9, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thông báo nước này, Trung Quốc và Nhật Bản đã nhất trí nối lại hội nghị thượng đỉnh ba bên vào thời gian sớm nhất sau thời gian dài đình trệ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục