Các nạn nhân trong vụ thảm sát tại Houla đang được chôn cất. Ảnh: Internet

Các nạn nhân trong vụ thảm sát tại Houla đang được chôn cất. Ảnh: Internet

Đặc phái viên Kofi Annan yêu cầu Chính phủ Syria thi hành các biện pháp quyết liệt để giải quyết cuộc khủng hoảng một cách hòa bình, trong khi đó một lọat nước phương Tây tuyên bố trục xuất các nhà ngoại giao Syria vì vụ thảm sát tại Houla.

 

Trong cuộc gặp Tổng thống Syria Bashar Al-Assad tại Damas ngày 29/5, Đặc phái viên Kofi Annan đã yêu cầu Chính phủ Syria thi hành các biện pháp quyết liệt để giải quyết cuộc khủng hoảng ở nước này một cách hòa bình.

Ông Annan cũng kêu gọi việc các bên tạo dựng môi trường thích hợp cho tiến trình chính trị đáng tin cậy và chấm dứt bạo lực.

Ông Kofi Annan cũng nói với các nhà báo rằng kế hoạch hoà bình quốc tế 6 điểm cho Syria không được thực thi đúng như những gì phải làm.

Trong khi đó, Tổng thống Assad cho hay thành công của kế hoạch hoà bình phụ thuộc vào việc chấm dứt các hành động khủng bố và ngăn chặn nạn buôn lậu vũ khí.

Đặc phái viên Kofi Annan tới Syria sau vụ thảm sát hôm 25/5 làm ít nhất 108 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương tại làng Houla, miền Trung nước này.

Cũng trong ngày 29/5, các nước Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Canada, Australia, Hà Lan và Thuỵ Sĩ đều tuyên bố trục xuất các nhà ngoại giao Syria vì vụ thảm sát tại Houla.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland thông báo Đại biện Syria tại Washington có 72 giờ để rời khỏi nước này. Tại Anh, Đại biện Syria ở London được yêu cầu rời đi trong vòng 7 ngày.

Về phía Nga, trong cuộc điện đàm với Đặc phái viên Annan, Ngoại trưởng Lavrov cho biết, Nga đã một lần nữa kêu gọi tất cả các bên ở Syria chấm dứt bạo lực, đồng thời kêu gọi một cuộc điều tra công bằng về vụ thảm sát tại Houla dưới sự bảo trợ của LHQ. Phía Nga cũng cho rằng tất cả các bên đều phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát tại Houla.

Trước đó, Người phát ngôn về nhân quyền LHQ Rupert Colville cho biết, các điều tra ban đầu cho thấy hầu hết những người thiệt mạng tại làng Taldou là do bị hành quyết. Trong số hơn 100 người thiệt mạng có tới 49 trẻ em và 34 phụ nữ.

Tuy nhiên, Chính phủ Syria khẳng định vụ thảm sát là hành động của “những kẻ khủng bố”.

 

                                                          Theo HaNoiMoi

 

Các tin khác


ĐHĐ LHQ khóa 78: Thúc đẩy tăng cường sự hiện diện của nữ giới

Tổng cộng 130 nhà lãnh đạo thế giới và hơn 50 quan chức có bài phát biểu tại Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) Khóa 78 diễn ra ở thành phố New York (Mỹ) trong tuần qua, song tỷ lệ nữ giới chỉ chiếm chưa đầy 12%.

Chi phí sinh hoạt đắt đỏ thổi bùng làn sóng trộm cắp ở Australia, New Zealand

Một người đàn ông chạy ra khỏi siêu thị ở New Zealand cầm theo những chiếc túi nhồi nhét chín cái chân cừu mà không thanh toán.

Bạo lực lại bùng lên ở Kosovo

Theo tờ Deutsche Welle của Đức ngày 26/9, sau cuộc đụng độ giữa các tay súng người Serbia và cảnh sát Kosovo tại làng Banjska ở phía bắc Kosovo gần biên giới Serbia khiến 5 người thiệt mạng, khu vực này đang được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ.

Hàn - Trung - Nhật nhất trí sớm nối lại hội nghị thượng đỉnh ba bên

Theo hãng tin Yonhap, ngày 26/9, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thông báo nước này, Trung Quốc và Nhật Bản đã nhất trí nối lại hội nghị thượng đỉnh ba bên vào thời gian sớm nhất sau thời gian dài đình trệ.

Thêm một tàu chở hàng khởi hành từ cảng của Ukraine trên Biển Đen

Hãng Reuters dẫn nguồn thạo tin cho biết ngày 26/9, một tàu chở hàng đã rời cảng của Ukraine trên Biển Đen.

Hàng triệu người lao động Mỹ bị ảnh hưởng trước nguy cơ chính phủ đóng cửa

Hàng triệu người Mỹ có khả năng bị chậm lương và các khoản trợ cấp xã hội trong bối cảnh chính phủ nước này đang đối mặt với nguy cơ đóng cửa khi phe cánh hữu của đảng Cộng hòa tìm cách ngăn chặn việc thông qua một biện pháp ngân sách tạm thời tại Quốc hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục