Myanmar đặt mục tiêu tăng GDP tính trên đầu người lên gấp 3 lần trong vòng vài năm tới khi nước này chuẩn bị bước vào làn sóng cải cách thứ hai, trong đó đặc biệt chú trọng vấn đề tư nhân hóa và mức lương tối thiểu.
Tổng thống Myanmar Thein Sein
Phát biểu trực tiếp trên truyền hình ngày 19.6, Tổng thống Myanmar Thein Sein cam kết đặt kinh tế vào trung tâm của đợt cải cách tiếp theo, lập mục tiêu tăng trưởng kinh tế trung bình 7,7%/năm trong vòng 5 năm tới.
“Bắt đầu từ năm nay, chúng ta sẽ bước vào làn sóng cải cách lần thứ hai, trong đó đặc biệt chú trọng tới phát triển đất nước và phúc lợi của người dân” - ông Thein Sein nói.
Để thực hiện được mục tiêu này, Tổng thống Thein Sein nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường thu hút đầu tư trong và ngoài nước, bởi ngân sách quốc gia còn hạn hẹp, đồng thời thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn cho vay và tài trợ nước ngoài.
Dự kiến, luật đầu tư nước ngoài sẽ được thông qua trong kỳ họp quốc hội tháng tới, trong khi đó chính phủ cũng đang lập dự thảo luật về các khu công nghiệp và mức lương tối thiểu.
Ngoài ra, ông Thein Sein cũng nhấn mạnh về việc giảm thiểu vai trò của nhà nước và tăng cường sự tham gia của tư nhân trong một loạt các ngành kinh tế quan trọng như viễn thông, điện lực, năng lượng, giáo dục, y tế... Hiện phần lớn các ngành chủ chốt của Myanmar do các doanh nghiệp nhà nước quản lý.
“Việc tư nhân hóa trong giai đoạn cải cách lần hai của chính phủ không có nghĩa là chúng ta sẽ phá vỡ và bán hết” - tổng thống khẳng định. Ông kêu gọi cắt giảm những dự án không cần thiết, tiết kiệm chi tiêu.
Ông cũng cảnh báo về việc xử lý đúng hướng cải cách đất đai và quyền sử dụng đất, kêu gọi thực hiện kế hoạch điện lực quốc gia, phát triển công nghiệp và kế hoạch phát triển lấy con người làm trung tâm.
Trong bối cảnh làn sóng xung đột sắc tộc ở bang Rakhine phía tây bắc Myanmar giữa phe Hồi giáo và Phật giáo làm ít nhất 50 người chết và 30.000 người phải di dời, Tổng thống Thein Sein cam kết sẽ tiếp tục làm việc để đạt được mục tiêu hòa giải dân tộc, hòa bình, ổn định, tôn trọng luật pháp và bảo đảm an toàn cho người dân.
Trước đó, Myanmar đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại bang Rakhine từ ngày 10.6 do bạo lực leo thang.
Ông Thein Sein nhấn mạnh, nếu bạo động sắc tộc tiếp tục lan rộng có thể đẩy tiến trình dân chủ tại nước này gặp nguy hiểm. Trong bài phát biểu hôm qua, tổng thống cũng cảnh báo về hành vi “kích động” và kêu gọi người dân hợp tác với tinh thần thống nhất, vì sự phát triển của quốc gia.
Theo Báo Laodong
Bộ trưởng Quốc phòng Iran Ahmad Vahidi ngày 10-6 khẳng định nước này đang nằm trong nhóm 10 nước mạnh nhất thế giới về năng lực quốc phòng.
Tiến trình rút quân của Pháp khỏi “chảo lửa” Afghanistan sẽ khởi động từ tháng 7 tới và dự kiến hoàn tất việc này trước cuối năm nay - Tổng thống Pháp Franois Hollande thông báo.
Ngày 10-6, Thủ tướng Tây Ban Nha hoan nghênh quyết định của các bộ trưởng tài chính trong khu vực đồng euro về gói cứu trợ trị giá 100 tỷ euro (125 tỷ USD) để cứu vãn các ngân hàng bị khủng hoảng vì bong bóng bất động sản nổ tung.
Ít nhất 86 người, bao gồm nhiều phụ nữ và trẻ em, đã thiệt mạng trong một “thảm sát” tại tỉnh Hama ở miền trung Syria. Các nhà hoạt động đối lập cáo buộc lực lượng chính gây ra vụ thảm sát này, trong khi Damacus quy trách nhiệm cho “các phần tử khủng bố”.
Abu Yahya al-Libi, nhân vật số 2 của al-Qaeda và cũng là một chiến lược gia hàng đầu của mạng lưới khủng bố này, đã bị tiêu diệt trong một không kích bằng máy bay do thám ở Pakistan.
Trung Quốc đang gia tăng ảnh hưởng của mình tại Afghanistan trong bối cảnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang chuẩn bị rút quân khỏi quốc gia Trung Á này, Reuters đưa tin hôm 3.6.