Tên lửa Iran

Tên lửa Iran

Chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad có những người bạn trong khu vực sẵn sàng “tấn công” trong trường hợp có bất cứ sự can thiệp nào vào Syria, chỉ huy Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran khẳng định.

 
Cảnh báo nói trên chủ yếu nhằm vào các quốc gia Ả Rập.

Hãng thông tấn Fars dẫn lời Tướng Masoud Jazayeri, phát ngôn viên của Bộ Tổng tham mưu Iran khẳng định: “Chưa có kẻ thù nào của Syria cũng như lực lượng đối lập bên ngoài vào Syria, và trong trường hợp điều đó xảy ra, đối thủ sẽ phải hứng chịu những đòn tấn công quyết liệt, đặc biệt là những nước Ả Rập thù địch”.
 
Tuyên bố trên không đề cập tới một quốc gia cụ thể nào. Iran vốn là một đồng minh Damascus trong khi các lãnh đạo quốc gia vùng Vịnh như Ả Rập Saudi, Jordan hoặc Qatar đã công khai ủng hộ quân đối lập Syria.

Chính phủ Syria hôm 23-7 cảnh báo nước này có thể sử dụng vũ khí hóa học nếu bị các lực lượng nước ngoài tấn công. Đây là lần đầu tiên kho vũ khí hóa học của Syria trở thành một đe dọa thực tế kể từ khi nước này trở thành một trong 6 nước không tham gia kí Công ước quốc tế về Vũ khí Hóa học. Trước khi tuyên bố nói trên được đưa ra, kho vũ khí hóa học này đã trở thành đề tài trên báo chí phương Tây và thế giới không ngừng cảnh báo về mức độ nguy hiểm của nó.

Hôm 24-7, Quân đội Syria tự do (FSA) của phe đối lập thông báo rằng chính phủ Syria đã chuyển vũ khí hóa học đến các sân bay nằm ở biên giới.

Trang web Dow Jones Newswires cho biết thông báo trên nhấn mạnh vũ khí hóa học được chế độ Assad chuyển đi nhằm gây áp lực với cộng đồng quốc tế vốn đang kêu gọi TT Syria từ chức. FSA khẳng định: “Theo thông tin chúng tôi có được, chế độ Assad đã bắt đầu chuyển các kho vũ khí hủy diệt hàng loạt cách đây mấy tháng. Mục đích của hành động này là gây sức ép với khu vực và cộng đồng quốc tế”.
 
Trong một diễn biến khác, các mạng truyền hình vệ tinh liên Ả Rập ngày 24-7 đưa tin người đứng đầu Đại sứ quán Syria tại Cộng hòa Cyprus, Đại biện lâm thời Lamia al-Hariri, đã đào nhiệm và chạy tới Qatar.
 
Nếu thông tin nói trên được xác nhận, đây sẽ là vụ đào nhiệm thứ hai của quan chức ngoại giao cấp cao Syria sau khi Đại sứ Syria ở Iraq tuyên bố rời bỏ chính quyền Damascus và gia nhập lực lượng nổi dậy chống Tổng thống Bashar al-Assad.
Syria bổ nhiệm 5 quan chức cấp cao
1.Một nguồn tin an ninh ngày 24-7 cho biết Syria đã bổ nhiệm 5 quan chức cấp cao gồm có: 1.Tướng Ali Mamluk (tân lãnh đạo Cơ quan An ninh Quốc gia);

2.Tướng Rustom Ghazali, cựu Giám đốc An ninh Quân đội ở Damascus, được bổ nhiệm làm người đứng đầu Cơ quan An ninh Chính trị thay ông Deeb Zaytun;

3.Ông Zaytun thay ông Mamluck làm người đứng đầu Cơ quan An ninh Quốc gia;

4.Thiếu tướng Mohammad Deib Zaitoon được bổ nhiệm làm Giám đốc Cơ quan Tình báo Syria; Thiếu tướng Ali Yunus sẽ trở thành người đứng đầu cơ quan tình báo quân sự.

5. Thiếu tướng Abdulfattah Qudsieh được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia.
 
 
                                                                             Theo báo NLĐ
 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Lính Mỹ và Philippines tập trận chung ở đảo Palawan (Philippines) tháng 4.2012.
Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong (phải) và Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa trong cuộc gặp tại Phnom Penh ngày 19/7.

Lãnh đạo Triều Tiên và những tín hiệu cải cách

Những cuộc thay tướng vừa qua dường như là dấu hiệu mở đầu cho thấy nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang củng cố kiểm soát đối với quân đội và chuẩn bị thử nghiệm các cải cách kinh tế, nông nghiệp.

Syria bên bờ vực nội chiến

Một cuộc giao tranh ác liệt tiếp tục nổ ra ngày 15-7, tại thủ đô Damascus, Syria, khiến hơn 50 người thiệt mạng. Ủy ban chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) cảnh báo, bạo lực tại Syria ngang với cuộc nội chiến.

Campuchia đặt cái riêng trên cái chung

Lập trường của Campuchia phương hại đến nỗ lực giành chiếc ghế không thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào năm tới

Biển Đông: ASEAN và cái giá vắng một tuyên bố chung

Hội nghị cấp cao khu vực ASEAN đã kết thúc trong bất đồng với vai trò quyết đoán của Trung Quốc ở khu vực chiến lược Biển Đông. Lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm, hội nghị ấy đã không đạt được sự đồng thuận về một tuyên bố chung cuối cùng.

Ấn Độ phá kế bao vây của Trung Quốc

Chính quyền và giới hoạch định chiến lược Ấn Độ đang dấy lên nỗi sợ về “mối đe dọa Trung Quốc” với cảm giác rằng Bắc Kinh đang thực thi các chiến lược bao vây và kiềm chế New Delhi. Đáp lại, Ấn Độ đã từng bước phá kế bao vây của Trung Quốc.

“Cơ hội Campuchia” cho Mỹ

Việc Hội nghị bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN kết thúc mà không đưa ra được tuyên bố chung tiếp tục là chủ đề bình luận của giới chuyên gia trong khu vực và quốc tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục