Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và Tổng thống Pháp Françoise Hollande sau cuộc gặp tại điện Elysée hôm 27-2 - Ảnh: Reuters

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và Tổng thống Pháp Françoise Hollande sau cuộc gặp tại điện Elysée hôm 27-2 - Ảnh: Reuters

Tân Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đang trên đường công du một loạt chín nước đồng minh của Mỹ ở châu Âu và Trung Đông từ ngày 24-2 đến 6-3 trong chuyến xuất ngoại đầu tiên của mình trên cương vị mới.

 

Cùng thời điểm, từ ngày 21-2 đến 1-3, trợ lý ngoại trưởng Mỹ Jose W. Fernandez, người phó của ông, lại bay tới Đông Nam Á. Điểm đến của ông Fernandez là Philippines, Myanmar, Thái Lan và Singapore.

Hai chuyến công du không khỏi mang một ý nghĩa biểu tượng và hàm ý về một chuyển hướng nào chăng trong chính sách đối ngoại của Mỹ?

Kể từ cuối năm 2010 đến nay, Tổng thống Obama và cựu ngoại trưởng Hillary Clinton luôn nói về chuyện chuyển hướng chiến lược của Mỹ sang châu Á - Thái Bình Dương, một thay đổi chiến lược được xem là quan trọng nhất của Mỹ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Và người thể hiện sinh động và rõ nét cho chính sách xoay trục và tái cân bằng này của Mỹ là ngoại trưởng Hillary Clinton với chuyến đi đầu tiên dành cho châu Á - Thái Bình Dương cùng hàng loạt chuyến đi sau đó trong suốt nhiệm kỳ của bà. Thế nhưng, sau khi bà Hillary Clinton ra đi, thông điệp này có vẻ như không còn rõ nữa.

Dấu hiệu đầu tiên: trong cuộc điều trần trước Thượng viện Mỹ hồi tháng 1 vừa qua trước khi nhậm chức ngoại trưởng, ông Kerry đã giải thích: “Tôi không tin việc tăng các hoạt động quân sự (ở châu Á - Thái Bình Dương) là quan trọng” và ông nói thêm: “Đó là điều tôi muốn cân nhắc thật kỹ”.

Tuyên bố này của ông Kerry khiến dư luận tự hỏi phải chăng đã có sự thay đổi trong chiến lược chuyển hướng của Mỹ trong nhiệm kỳ mới của Tổng thống Obama? Và phải chăng chính sách chuyển hướng sang châu Á của Mỹ nay không còn là ưu tiên hàng đầu nữa?

Lại thêm một dấu hiệu nữa củng cố cho những câu hỏi này: chỉ một tuần sau khi bà Hillary Clinton rời nhiệm sở, trợ lý ngoại trưởng phụ trách khu vực Đông Á - Thái Bình Dương của Mỹ, ông Kurt Campbell - một kiến trúc sư trưởng khác của “chính sách chuyển hướng châu Á - Thái Bình Dương” - cũng rời khỏi Bộ Ngoại giao Mỹ. Vị trí của ông hiện vẫn do một trợ lý tạm quyền nắm giữ.

Lại thêm một dấu hiệu nữa: cách đây vài ngày, trong một bài xã luận với vẻ hả hê, Tân Hoa xã viết rằng Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã bị đối xử “lạnh nhạt” ở Washington DC trong chuyến thăm vừa rồi. Tân Hoa xã dẫn chứng: trong bài phát biểu trước báo giới sau khi hội đàm, thủ tướng Nhật dù lên tiếng khẳng định “liên minh Nhật - Mỹ là nhân tố ổn định” ở khu vực và cho vấn đề biển Đông và Senkaku/Điếu Ngư, song trong phát biểu của mình Tổng thống Obama đã hoàn toàn im lặng về vấn đề này. Ông Kerry trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Fumio Kishida lại cũng chỉ khen Nhật vì đã “kiềm chế”!

Dean Cheng, một nghiên cứu sinh ở Trung tâm nghiên cứu châu Á của Heritage Foundation ở Washington DC, nói với báo Christian Science Monitor tuần trước rằng: “Rõ ràng thông điệp của chuyển hướng một năm rưỡi trước đã có ý nghĩa hoàn toàn khác với ý nghĩa của nó hôm nay. Ngoại trưởng Kerry dường như muốn nói rằng chúng ta không cần chuyển hướng”.

Những thay đổi trật tự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang khiến nhiều nước lo ngại. Việc một cường quốc đang trỗi dậy với một siêu cường đã định hình không thống nhất được một trật tự mới thường là nguyên nhân dẫn tới căng thẳng. Lịch sử cho thấy các xung đột thế giới và khu vực thường xuất phát từ nguyên nhân này.

Dư luận thế giới và khu vực

không mong đợi Mỹ đối đầu và xung đột với Trung Quốc. Trong thế giới hiện đại, mọi bất đồng, mâu thuẫn đều có thể được giải quyết thông qua con đường thương lượng hòa bình. Dẫu vậy, trước sự trỗi dậy (không) hòa bình của Trung Quốc, thì với tư cách là một nước lớn, nước Mỹ cần thực hiện cam kết của mình tại khu vực như hòn đá tảng để đảm bảo an ninh, hòa bình và ổn định cho khu vực.

Chuyến xuất ngoại đầu tiên của ông Kerry tới châu Âu. Chuyến xuất ngoại thứ hai chắc sẽ là tới châu Á - Thái Bình Dương và mang một thông điệp rõ ràng hơn của Mỹ về chính sách với khu vực?

 

                                                                 Theo Báo Tuoitre

 

 

Các tin khác


Số người sơ tán trong nước trên toàn cầu ở mức kỷ lục 75,9 triệu vào năm 2023

Năm 2023, 7,7 triệu người phải di dời do thiên tai, 68,3 triệu người sơ tán do xung đột và bạo lực, trong đó cuộc chiến ở Sudan, Gaza đã đẩy con số này lên kỷ lục mới.

Liên đoàn Arab thống nhất lập trường chung về Gaza

Trong cuộc họp ở thủ đô Manama của Bahrain, Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia Arab đã nỗ lực để đạt được lập trường chung về vấn đề Gaza trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) vào ngày 16/5.

Người học vấn cao xin làm nhân viên tang lễ khi Trung Quốc khan hiếm việc làm

Công việc nhân viên hỏa táng thuộc nhóm nghề có mức lương tốt và ổn định nên đang thu hút sự quan tâm của người trẻ Trung Quốc, dù tốt nghiệp trái ngành ở nhiều trường đại học danh tiếng.

Xung đột Hamas - Israel: Dân thường Israel thiệt mạng do đạn bắn từ Liban

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Quân đội Israel (IDF) ngày 14/5 thông báo 1 người dân đã thiệt mạng và 5 quân nhân bị thương do đạn chống tăng bắn từ phía Liban trúng vào khu dân cư Adamit của Israel nằm sát biên giới.

Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Donald Trump gia tăng ưu thế tại các bang chiến địa

Ngày 14/5, kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa tiếp tục gia tăng ưu thế tại hầu hết các bang "chiến địa" quan trọng trước đương kim Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.

Hàng chục nghìn người cao tuổi Nhật Bản qua đời trong cô độc mỗi năm

Ước tính mỗi năm có khoảng 68.000 người trên 65 tuổi ở Nhật Bản qua đời trong cô độc tại nhà, mà không có bất kỳ người nào bên cạnh trong phút lâm chung. Thông tin trên được Cảnh sát Nhật Bản đưa ra ngày 14/5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục