Các nước thuộc khu vực Balkans như Bosnia và Serbia vừa cho biết, đợt lũ lụt vừa qua được đánh giá là tồi tệ nhất trong lịch sử khu vực đã gây ra những thiệt hại nặng nề ở các quốc gia này khiến hơn một triệu người dân trong khu vực chịu ảnh hưởng bởi cơn lũ.
Những cơn mưa lớn kỷ lục trong vòng 120 năm qua đã khiến những con đê bên bờ các dòng sông bị vỡ và gây ra hàng trăm vụ lở đất. Cho tới nay, tổng số người chết do lũ lụt trong toàn khu vực Balkans đã lên tới gần 50 người.
Tại Bosnia, nơi đã có hơn 100.000 người phải đi di tản, hàng nghìn tình nguyện viên đang phải vật lộn để gia cố các con đê dọc dòng sông Sava. Bosnia đã tuyên bố một ngày quốc tang để tưởng nhớ 24 nạn nhân bị thiệt mạng bởi lũ lụt trong khi các nhân viên y tế đã bắt đầu công việc tẩy trùng các khu vực mà lũ vừa rút để để ngăn chặn dịch bệnh lan tràn.
Bộ trưởng Ngoại giao Bosiniaw Zlatko Lagumdzija phát biểu tại một cuộc họp báo: “Hậu quả của lũ lụt thật khủng khiếp. Sự phá hoại của nó không kém gì sự phá hoại do chiến tranh gây ra”. Ông Lagumdzija nói rằng có hơn 100.000 ngôi nhà và các tòa nhà khác ở Bosnia không còn sử dụng được nữa và hơn một triệu người hiện đang cần được cung cấp nước sạch.
Còn tại Serbia, nước lũ từ sông Sava đã gây ra sự tàn phá chưa từng có tại khu vực tây bắc tiếp giáp với Bosnia và Croatia. Tại những khu vực này, sau khi nước lũ rút đi đã để lại nhiều ngôi nhà bị lật ngửa hoặc chìm trong bùn đất, cây cối đổ ngổn ngang và các ngôi làng vương vãi đầy xác gia súc đang phân hủy.
Thủ tướng Serbia Aleksandar Vucic cho biết mức độ thiệt hại do lũ lụt gây ra ở Serbia có thể lên tới hàng trăm triệu euro. Tổng thống nước này Tomislav Nikolic cũng đã kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài.
Serbia cũng đã di tản hơn 30.000 người khỏi các khu vực bị tác động bởi nước lũ, trong đó bao gồm cả gần 13.600 người ở khu vực Obrenovac, một trong những thị trấn chịu tác động nặng nề nhất bởi lũ lụt ở Serbia. Còn tại Bosnia, hơn 35.000 người đã được di tản bằng máy bay trực thăng, thuyền và xe tải.
Ngoài ra, các quan chức Bosnia cũng cảnh báo lũ lụt có thể làm nảy sinh một nguy cơ mới khi khoảng 120 nghìn quả mìn còn sót lại từ thời chiến tranh có thể bị lũ lụt làm lộ ra và trôi theo bùn, đất vào các khu dân cư.
Theo Báo ND
Theo các nguồn tin nước ngoài, những ngày qua, trên khắp thế giới đã có những tiếng nói chính nghĩa lên án việc Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) đưa giàn khoan Hải Dương - 981 vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam. Hành động này không chỉ gây phản ứng từ nhiều nước mà còn vấp phải sự phản đối từ chính giới học giả Trung Quốc. Học giả hàng đầu Trung Quốc Lý Lệnh Hoa khẳng định, Trung Quốc là nước ký Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) 1982, vì vậy cần hành xử theo điều 74 và điều 83 của Công ước, theo đó tôn trọng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các nước chung quanh.
Ngày 10-5, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã ra tuyên bố bày tỏ quan ngại sâu sắc về các vụ việc đang diễn ra trên Biển Đông hiện nay.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ngày 9-5 đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về những căng thẳng đang leo thang tại Biển Đông sau khi Trung Quốc đơn phương đặt giàn khoan Hải Dương 981 ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời kêu gọi các bên liên quan “kiềm chế tối đa”, giải quyết bằng con đường hòa bình.
Ngày 9.5, tại thủ đô Bangkok của Thái Lan xảy ra vụ đụng độ mới giữa cảnh sát và phe biểu tình chống chính phủ khi phe này cố xâm nhập Cơ quan Điều hành trật tự và an ninh của chính phủ.
Cuộc diễu binh kỷ niệm 69 năm chiến thắng của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Quảng trường Đỏ tại Moscow - Nga hôm 9-5 với sự tham dự của 11.000 quân nhân, 69 máy bay và trực thăng, 151 thiết bị quân sự - nhiều hơn gần gấp đôi năm ngoái.
Ngày 8-5, một chiếc máy bay lên thẳng chở các công nhân ra một giàn khoan dầu của hãng Lukoil của Nga ở ngoài khơi Ghana đã bị rơi xuống biển làm ít nhất ba người chết.