Tàu Trung Quốc uy hiếp tàu Việt Nam bằng vòi rồng.
Theo các nguồn tin nước ngoài, những ngày qua, trên khắp thế giới đã có những tiếng nói chính nghĩa lên án việc Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) đưa giàn khoan Hải Dương - 981 vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam. Hành động này không chỉ gây phản ứng từ nhiều nước mà còn vấp phải sự phản đối từ chính giới học giả Trung Quốc. Học giả hàng đầu Trung Quốc Lý Lệnh Hoa khẳng định, Trung Quốc là nước ký Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) 1982, vì vậy cần hành xử theo điều 74 và điều 83 của Công ước, theo đó tôn trọng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các nước chung quanh.
* Trả lời phỏng vấn Ðài Channel News Asia, Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Ðông - Nam Á (ASEAN) Lê Lương Minh tuyên bố, việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương - 981 vào vùng biển Việt Nam và cho tàu Trung Quốc đâm vào tàu Việt Nam tại khu vực giàn khoan là "cực kỳ nghiêm trọng". Ông kêu gọi ASEAN cần sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Ðông (COC), đồng thời thúc đẩy để Trung Quốc cam kết đóng góp vào sự phát triển của COC, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Ðông.
* Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo, việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào khu vực Biển Ðông là hành động mang tính khiêu khích và gây mất ổn định khu vực. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ G.Pxa-ki nhấn mạnh: "Các hành động này không được phép xảy ra trong khu vực tranh chấp". Tiếp theo các tuyên bố riêng rẽ của Thượng nghị sĩ G.Mác-kên và Hạ nghị sĩ E.Pha-lê-ô-ma-va-ê-ga, ngày 9-5, một nhóm các Thượng nghị sĩ có thế lực của đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ thuộc Ủy ban Ðối ngoại Thượng viện Mỹ đã ra tuyên bố chung lên án việc Trung Quốc liên tiếp có những hành động gây căng thẳng ở Biển Ðông.
* Ngày 10-5, Tổng thống Phi-li-pin B.A-ki-nô đã hối thúc lãnh đạo các quốc gia Ðông-Nam Á đối phó mối đe dọa từ những tuyên bố chủ quyền liên tiếp đối với hầu hết Biển Ðông của Trung Quốc. Tổng thống Phi-li-pin nhấn mạnh, vấn đề này liên quan an ninh của khu vực Ðông - Nam Á. Ma-ni-la cho biết, đã đệ đơn kiện Trung Quốc lên một tòa án trọng tài của LHQ cách đây hai tháng trước những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết các khu vực của vùng biển chiến lược này.
* Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Y.Xư-ga đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình căng thẳng leo thang trong khu vực vì việc khai thác bất hợp pháp của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp. Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Ph.Ki-si-đa nhấn mạnh, Tô-ki-ô coi vụ việc mới nhất này là một phần trong hàng loạt hoạt động hàng hải đơn phương và khiêu khích của Trung Quốc. Ông nêu rõ, hòa bình và ổn định trên Biển Ðông là vấn đề chung của cộng đồng quốc tế và các tranh chấp cần được giải quyết hòa bình thông qua đối thoại.
* Phản ứng về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 tại vùng biển của Việt Nam, ngày 9-5, người phát ngôn của Cao ủy phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên hiệp châu Âu (EU) đã ra tuyên bố bày tỏ quan ngại liên quan hoạt động của giàn khoan Hải Dương - 981 của Trung Quốc, cảnh báo các hành động đơn phương có thể ảnh hưởng an ninh trong khu vực. Tổng Thư ký LHQ Ban Ki Mun kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình, thông qua đối thoại và phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương LHQ. Bộ Ngoại giao Ấn Ðộ ra tuyên bố khẳng định tự do hàng hải tại Biển Ðông không được cản trở, đồng thời kêu gọi sự hợp tác trong bảo đảm an ninh của các tuyến đường biển và tăng cường an ninh hàng hải.
* Học giả các nước Nga, I-ta-li-a, Ấn Ðộ, Xin-ga-po cũng lên án việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam là một bước leo thang nghiêm trọng và tạo ra "một kịch bản vô cùng nguy hiểm" đối với khu vực. Giám đốc Chương trình châu Á thuộc Viện Nghiên cứu quốc phòng và an ninh Hoàng gia Anh (RUSI) E.Soác đã khẳng định, hành động của Trung Quốc là thách thức nghiêm trọng đối với khu vực. Giáo sư Chính trị học tại Viện Công nghệ Ma-xa-chu-xét (Mỹ) T.Phra-ven, chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề lãnh thổ của Trung Quốc, nhận định, đây là hành động phục vụ ý đồ chính trị của Bắc Kinh.
* Trong khi đó, nhiều hãng truyền thông lớn trên thế giới như AP (Mỹ), AFP (Pháp), Roi-tơ (Anh), DPA (Ðức),... cùng các tờ báo uy tín như Thời báo Niu Oóc, Tạp chí Phố Uôn của Mỹ, Thời báo Eo biển của Xin-ga-po, các tờ Thế giới, Thời đại, Tấm gương của Ðức... đã đồng loạt thông tin về việc các tàu Trung Quốc đã cố tình đâm vào tàu Việt Nam. Các báo cũng đánh giá hành vi này của Trung Quốc là "một trong những bước đi khiêu khích nhất" có thể dẫn đến những xung đột nghiêm trọng hơn.
Theo Báo ND
Ngày 8-5, một chiếc máy bay lên thẳng chở các công nhân ra một giàn khoan dầu của hãng Lukoil của Nga ở ngoài khơi Ghana đã bị rơi xuống biển làm ít nhất ba người chết.
Chính quyền đương nhiệm của Ukraina không lên kế hoạch từ bỏ hoạt động trừng phạt ở khu vực đông nam đất nước, quyền Bộ trưởng Ngoại giao Ukraina Andrei Deshchytsia khẳng định trong cuộc phỏng vấn với CNN hôm thứ năm (8.5).
Ngày 8-5, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố Báo cáo “Đông Á - Thái Bình Dương: Việc làm, Doanh nghiệp và Phúc lợi” kêu gọi các nhà hoạch định chính sách tại các nước này ban hành các quy định về lao động và chính sách an sinh xã hội nhằm mang lại lợi ích cho người lao động, kể cả lao động trong khu vực phi chính thức với quy mô lớn.
Vụ trật bánh xe lửa tại Ấn Độ khiến 151 người thương vong, trong khi vụ sập cầu tại Trung Quốc cướp đi sinh mạng của 11 người.
Tờ Daily Mail của Anh ngày 3/5 đưa tin, 11 kẻ khủng bố liên hệ với tổ chức al-Qaeda đã bị thẩm vấn vì bị tình nghi liên quan đến sự biến mất của máy bay MH370. Trong khi đó có tin máy bay MH370 chở theo nhiều tấn hàng bí ẩn, không được kê khai.
Bộ Nội vụ Ucraina ngày 2-5 xác nhận, ít nhất 38 người chết trong một vụ hỏa hoạn tại tòa nhà công đoàn ở thành phố Odessa, miền nam Ucraina.