Thứ trưởng Vương Duy Biên phát biểu khai mạc triển lãm.

Thứ trưởng Vương Duy Biên phát biểu khai mạc triển lãm.

Lần đầu tiên, những tác phẩm của một trong những văn hóa rực rỡ nhất Đông - Nam Á, đó là "Rồng bay" của Việt Nam đang được giới thiệu tới công chúng Pháp ở Bảo tàng Guimet tại Paris. Lãnh đạo của hai nước khẳng định rằng, đây là dịp để giới thiệu về những giá trị văn hóa và lịch sử Việt Nam, đồng thời khơi dậy những ước mơ, hoài bão.

 

Với chủ đề "Rồng bay - Nghệ thuật cung đình Việt Nam", triển lãm được khai mạc tối 8-6 tại Bảo tàng nghệ thuật châu Á. Đây là kết quả của sự hợp tác suốt hai năm qua giữa Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam và Bảo tàng Guimet và là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong Năm Việt Nam tại Pháp 2014 để kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (1973-2013). Tham dự có Chủ tịch Viện Pháp Xavier Darcos, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Dương Chí Dũng và ông Benoit Paumier, điều phối viên của Pháp về Năm giao lưu chéo.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, đây là lần đầu tiên những tác phẩm nghệ thuật cung đình độc đáo mang hình tượng rồng - ý niệm về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam, chứa đựng những tinh hoa nghệ thuật truyền thống và giá trị lịch sử đặc sắc được giới thiệu với công chúng Pháp và bạn bè thế giới.

Bộ trưởng Aurélie Filippetti và Thứ trưởng Vương Duy Biên thăm quan triển lãm.

"Cuộc trưng bày này là kết quả, là biểu hiện cụ thể, sinh động của quan hệ hợp tác và hữu nghị Việt Nam - Pháp", Thứ trưởng Vương Duy Biên nói. Ông khẳng định, Việt Nam luôn ủng hộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực: nghiên cứu, bảo tồn và phát huy di sản giữa các bảo tàng của hai nước.

Bà Aurélie Filippetti, Bộ trưởng Văn hóa và Truyền thông Pháp cho rằng, những hoạt động phong phú trong Năm Việt Nam tại Pháp tạo điều kiện để nhân dân Pháp, đặc biệt là thanh niên, khám phá nền văn hóa và lịch sử của Việt Nam. Qua những hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Guimet, hình ảnh Rồng gợi lên lịch sử nghìn năm ở Việt Nam.

"Biểu tượng linh thiêng này nhắc chúng ta phải luôn nuôi dưỡng những ước mơ và hoài bão, phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác bền vững", bà nói.

Bảo ấn bằng vàng của Gia Long (triều Nguyễn 1802 - Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam).

Nhân dịp này, Đại diện Bảo tàng Guimet và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam cùng các nhà nghiên cứu giới thiệu về lịch sử của Rồng, một hình tượng có vị trí đặc biệt trong văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam, là biểu tượng linh thiêng liên quan đến truyền thuyết “con rồng cháu tiên” của người Việt, tượng trưng cho quyền uy tuyệt đối của các đấng thiên tử.

Hình tượng rồng Việt Nam được định hình cùng với quá trình hình thành nhà nước sơ khai. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt nam, hình tượng rồng đã được hình thành, biến hóa và in dấu đậm nét trên các công trình kiến trúc, các hiện vật lịch sử mà các nhà khoa học đã nghiên cứu phát hiện, thu thập, bảo quản.

Trong suốt thời gian diễn ra triển lãm từ ngày 8-7 đến ngày 15-9, gần 100 hiện vật tiêu biểu có niên đại từ Văn hóa Đông Sơn đến giai đoạn đầu thế kỷ XX, được làm từ nhiều loại chất liệu khác nhau, như: vàng, bạc, đồng, đá quý… được trưng bày tại Bảo tàng Guimet.

Điểm nhấn của đợt trưng bày lần này là các hiện vật mang họa tiết rồng thuộc bộ sưu tập hiện vật cung đình Huế của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, như: Kim sách bằng vàng, ấn vàng “Phong tặng chi bảo,” mũ Thượng triều được làm bằng vàng.

"Rồng bay" rất ấn tượng trước cửa Bảo tảng Guimet thu hút sự quan tâm của người dân Paris và khách quốc tế.

Ở mỗi triều đại, hình tượng rồng được tạo tác với những nét riêng. Hình ảnh "Rồng bay lên" - Thăng Long - tượng trưng cho khí thế vươn lên của dân tộc sau khi giành được độc lập, được đem đặt cho đất đế đô.

Triển lãm này giới thiệu một phần sưu tập hiện vật trong kho tàng di sản phong phú của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, giúp khách tham quan tiếp cận đa chiều về bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Qua những hiện vật bằng nhiều chất liệu và loại hình khác nhau, công chúng Pháp và bạn bè quốc tế sẽ hiểu rõ hơn về các giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam thông qua sự biến hóa của hình tượng rồng, giá trị thẩm mỹ cũng như những thay đổi về hình tượng con rồng trong văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam trong suốt tiến trình lịch sử.

 

 

                                                                          Theo Báo ND

 

 

Các tin khác

Hệ thống phòng thủ tên lửa PAC-2 của Nhật. Ảnh: Defense Industry Daily/JASDF.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: RIA Novosti)
Các máy bay chiến đấu của Mỹ.
Không có hình ảnh

Quân đội Ukraine tuyên bố sẽ giành lại Crimea

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine cam kết sẽ giành lại Crimea, phục hồi lại sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước này.

Luật Đầu tư nước ngoài mới của Cuba chính thức có hiệu lực

Luật Đầu tư nước ngoài mới của Cuba chính thức có hiệu lực từ ngày 28-6, sau khi được Quốc hội nước này thông qua ba tháng trước đó (28-3), nhằm thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế nước này.

Binh lính Ukraine tuần hành đòi chấm dứt lệnh ngừng bắn

Hàng trăm binh lính và các nhà hoạt động Ukraine ngày 30-6 tập trung bên ngoài Phủ Tổng thống ở thủ đô Kiev kêu gọi chấm dứt lệnh ngừng bắn tại miền Đông nước này.

Giao tranh dữ dội ở miền bắc Iraq

Quân đội Iraq đã mở đợt tấn công quy mô lớn vào cuối tuần qua nhằm giành lại quyền kiểm soát thành phố miền bắc Tikrit từ lực lượng Hồi giáo cực đoan.

Phe nổi dậy Xy-ri làm khó phương Tây

Liên tiếp trong thời gian gần đây, sau khi phương Tây tỏ ra thận trọng hơn trong hậu thuẫn phe nổi dậy Xy-ri, lực lượng của Tổng thống Át-xát đã giành nhiều thắng lợi trên các mặt trận, trong đó có các thành phố chiến lược. Phe đối lập ngày càng yếu thế đang cầu cứu phương Tây cung cấp vũ khí hạng nặng nhằm giúp lực lượng này giành lại cán cân sức mạnh trên thực địa trong cuộc nội chiến Xy-ri.

Kiev và miền đông đạt thỏa thuận ngừng bắn

Theo Đài tiếng nói nước Nga, chính phủ Ucraina và lực lượng dân quân tại miền đông nước này đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn, bắt đầu từ 10 giờ sáng ngày hôm nay đến 10 giờ sáng ngày 27-6.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục