Sân bay Lodz, Ba Lan. (Ảnh minh họa)

Sân bay Lodz, Ba Lan. (Ảnh minh họa)

Hiện nay, Ba Lan không phải là quốc gia duy nhất đang đối mặt với tình trạng vắng khách nghiêm trọng tại các sân bay. Theo Hội đồng Sân bay quốc tế (Airports Council International), có khoảng 80 sân bay ở châu Âu chỉ thu hút được hơn một triệu lượt khách mỗi năm, gần 70% trong số này đang trong tình trạng báo động.

 

Tuy nhiên, Ba Lan lại gây chú ý nhất vì nước này được nhận một khoản tài trợ khổng lồ từ EU để phát triển công nghiệp hàng không. Theo số liệu do Ủy ban Châu Âu (EC) cung cấp, gần 770 triệu USD là khoản tiền EU đã “rót” cho Ba Lan, từ năm 2007 đến 2013, nhằm xây dựng và nâng cấp 12 sân bay. Trong khi đó, các nước khác chỉ nhận được khoảng 35% số tiền này, Tây Ban Nha may mắn hơn, khi được hỗ trợ khoảng 380 triệu USD.

Là thành viên sử dụng rất hiệu quả các nguồn tài trợ, Ba Lan luôn tạo ra sự tin tưởng và nhận được sự ưu tiên hàng đầu từ phía EU. Theo nguyên tắc, vốn xây dựng ban đầu phải do chính phủ các nước tự cung cấp, EU sẽ hoàn trả số tiền đó khi dự án được tổ chức này thông qua. Dự án phải lớn hơn 60 triệu USD mới có hy vọng nhận được sự giúp đỡ của EU. Tuy nhiên, EU vẫn tài trợ Ba Lan, dù một vài sân bay chưa đạt đến mức chuẩn này.

Đặt trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo dài từ năm 2008, sự giúp đỡ của EU đối với hệ thống cơ sở hạ tầng sân bay ở Ba Lan có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó đồng nghĩa với việc tạo việc làm, phát triển ngành du lịch và thu hút đầu tư vào khu vực.

Nhưng theo thống kê của EC, dù chính phủ Ba Lan và EU đã đầu tư hơn 300 triệu USD nhưng ba sân bay Lodz, Rzeszow và Lublin của nước này chỉ đón trung bình ba triệu lượt khách mỗi năm. Trên thực tế, con số này dừng lại ở mức 1,1 triệu lượt vào năm 2013. Tình trạng ảm đạm tại các sân bay nằm ngoài dự đoán của các nhà quản lý.

Sân bay tại thành phố Lodz vừa được làm mới nhưng lượng hành khách tới đây lại giảm tới một triệu lượt người. Vào mùa du lịch, có ngày sân bay này chỉ tiếp nhận bốn chuyến bay đến và đi. Chính phủ Ba Lan từ chối đưa ra dự đoán chi tiết về lượng khách hàng không trong thời gian tới.

Thị trưởng của Lodz trong nhiệm kỳ, từ năm 2002 đến năm 2010, ông Jerzy Kropiwnicki bày tỏ mong muốn thu hút đầu tư nước ngoài và khách du lịch, nhưng vào thời gian đó, thành phố chỉ có một sân bay nhỏ để duy trì các chuyến bay nội địa, ông cảm thấy xây dựng một sân bay quốc tế có thể làm sống lại nền kinh tế địa phương. Nhìn lại 160 trang đề án đệ trình lên EU, Bộ trưởng Giao thông Ba Lan Andrzej Korzeniowski nhận ra ông đã sai lầm khi để chính quyền địa phương tự quyết định địa điểm và quy mô của sân bay.

Các nhà quản lý sân bay Lodz và Rzeszow đều không thể trả lời họ đã thu về bao nhiêu tiền cho ngành hàng không. Còn người phát ngôn của sân bay Lublin cho biết, họ đang thành công trong việc truyền thông nhằm góp phần phát triển nền kinh tế địa phương.

Hiện nay, công nghiệp hàng không của Ba Lan vẫn cần sự trợ giúp đắc lực từ phía EU. Chi phí đầu tư vào sân bay không hề nhỏ. Người quản lý hàng không nước này cho biết, để duy trì hoạt động của một sân bay nội địa, cũng phải cần đến ít nhất bốn triệu USD mỗi năm.

Thực trạng ảm đạm tại một số sân bay ở Ba Lan làm dấy lên câu hỏi liệu chính phủ nước này sẽ sử dụng như thế nào khoản tài trợ khổng lồ lên tới 100 tỷ USD từ EU trong bảy năm tới.

 

 

                                                                         Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Tổng thống Iran Raisi thiệt mạng trong vụ tai nạn trực thăng

Một quan chức Iran xác nhận Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã thiệt mạng sau khi chiếc trực thăng chở ông gặp nạn ở vùng núi gần biên giới Azerbaijan.

Cộng đồng quốc tế phản ứng về vụ trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn

Ngày 20/5, thông tin từ nhà chức trách Iran cho biết một chiếc trực thăng chở Tổng thống Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng Hossein Amirabdollahian bị rơi vào ngày 19/5 khi đang bay qua địa hình núi trong sương mù dày đặc khi vừa kết thúc chuyến thăm Azerbaijan.

Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục