Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (bên trái) tham dự lễ kỷ niệm ngày thành lập của Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản, tháng 10-2014. (Ảnh: Reuters)

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (bên trái) tham dự lễ kỷ niệm ngày thành lập của Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản, tháng 10-2014. (Ảnh: Reuters)

Nội các Nhật Bản ngày 14-5 đã thông qua một gói dự thảo luật sửa đổi chính sách an ninh quốc gia, trong đó cho phép Nhật Bản thực hiện quyền phòng vệ tập thể và Lực lượng Phòng vệ nước này tham chiến ở nước ngoài, đánh dấu một sự thay đổi quan trọng trong chính sách an ninh chỉ theo hướng phòng vệ của Nhật Bản thời hậu chiến.

 

Gói dự luật, bao gồm một dự luật về hỗ trợ hòa bình quốc tế và một dự luật bao gồm những sửa đổi với 10 đạo luật liên quan đến lĩnh vực an ninh hiện hành.

Các dự luật sẽ cho phép Nhật Bản huy động lực lượng phòng vệ của nước này khi thực hiện quyền phòng vệ tập thể. Việc sử dụng quyền phòng vệ tập thể sẽ áp dụng trong các tình huống khi các cuộc tấn công quân sự nhằm vào các quốc gia có quan hệ mật thiết với Nhật Bản và các cuộc tấn công đó cũng đe dọa đến sự tồn vong của Nhật Bản, đặt ra mối nguy hiểm rõ ràng làm đảo lộn những quyền cơ bản của công dân Nhật Bản.

Các dự luật cũng quy định Nhật Bản sẽ không thiết lập những hạn chế về địa lý trong việc cung cấp hỗ trợ hậu cần cho Mỹ và các lực lượng quân đội nước ngoài khác trong một tình huống có ảnh hưởng nghiêm trọng tới hòa bình và an ninh của Nhật Bản.

Một sửa đổi khác cũng cho phép Nhật Bản hỗ trợ hậu cần cho các lực lượng binh sĩ nước ngoài hoạt động vì hòa bình và ổn định của cộng đồng quốc tế.

Từ trước đến nay, Chính phủ Nhật Bản thường đề nghị ban hành một đạo luật đặc biệt mỗi khi chính phủ nước này muốn điều Lực lượng Phòng vệ hỗ trợ hậu cần ở nước ngoài. Sau khi đạo luật hỗ trợ hòa bình quốc tế được ban hành, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có thể được điều ra nước ngoài bất cứ khi nào cần thiết.

Nội các Nhật Bản dự kiến sẽ đệ trình các dự luật lên Quốc hội nước này vào ngày 16-5. Do đảng Dân chủ Tự do của ông Abe và đối tác liên minh là đảng Công minh nắm đa số ghế trong Quốc hội Nhật Bản nên nhiều khả năng các dự luật này có thể được thông qua vào mùa hè năm nay.

Việc ban hành những dự luật này đồng nghĩa với việc quyền định hướng các chính sách an ninh của Chính phủ của Thủ tướng Abe, trong đó có việc dỡ bỏ lệnh cấm phòng vệ tập thể, sửa đổi chính sách hợp tác an ninh quốc phòng Nhật Bản-Mỹ cũng như mở rộng các hoạt động của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản ở nước ngoài, sẽ nhận được sự bảo đảm bằng luật. Đây được xem như một sự đảo ngược hoàn toàn so với các chính sách chỉ theo hướng phòng vệ của Nhật Bản thời hậu chiến.

Động thái của Chính phủ Nhật Bản đã vấp phải sự phản đối. Hơn 500 người đã tập trung trước văn phòng Thủ tướng Nhật Bản để phản đối các dự luật từ sáng ngày 14-5.

Một số nghị sĩ đối lập cũng chỉ trích mạnh mẽ các dự luật này. “Đó là những luật chiến tranh cho phép Nhật Bản tham gia vào các cuộc chiến ở nước ngoài. Chúng làm xói mòn Hiến pháp theo chủ nghĩa hòa bình của Nhật Bản”, người đứng đầu văn phòng đảng Cộng sản Nhật Bản, Yoshiki Yamashita, chỉ trích.

Phát biểu trong cuộc họp báo sau khi nội các thông qua các dự luật, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã bác bỏ những quan ngại về chính sách mới có thể làm gia tăng nguy cơ việc Nhật Bản sẽ vướng vào các cuộc chiến thông qua mối liên minh của nước này với Washington.

Thủ tướng Nhật Bản cũng khẳng định, “không có lý do gì để nghi ngờ” về việc Nhật Bản sẽ giữ đúng cam kết của nước này trong 70 năm qua là không trở thành một quốc gia hiếu chiến.

 

 

                                                                              Theo Báo ND

 

 

 

Các tin khác


IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Liên hợp quốc cảnh báo nguy cơ nạn đói ở Dải Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách điều phối các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths ngày 16/5 cho biết người dân ở Dải Gaza đang đối diện với nạn đói khi các nguồn lương thực cạn kiệt, đồng thời cho rằng chiến dịch của Israel ở thành phố Rafah gây ra nhiều khó khăn cho việc lập kế hoạch và phân phối hàng cứu trợ.

Nỗi lo thời tiết nắng nóng làm gián đoạn việc học tập của trẻ em châu Á

Tháng 4 vừa qua, nhiều quốc gia ở châu Á đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục khiến chính phủ quyết định đóng cửa trường học. Điều này đã cho thấy rõ tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu đe dọa việc học tập của hàng triệu trẻ em tại châu lục này.

Số người sơ tán trong nước trên toàn cầu ở mức kỷ lục 75,9 triệu vào năm 2023

Năm 2023, 7,7 triệu người phải di dời do thiên tai, 68,3 triệu người sơ tán do xung đột và bạo lực, trong đó cuộc chiến ở Sudan, Gaza đã đẩy con số này lên kỷ lục mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục