(HBĐT) - Ngày 28/11, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện luật Quốc phòng. Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị. Tham gia Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Hoà Bình có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, LLVT tỉnh.
Tham dự hội nghị tại điểm cầu Hoà Bình có đồng chí Nguyễn văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đồng chí lãnh đạo các sở, ngành, LLVT tỉnh.
Thực hiện Luật Quốc phòng, 10 năm qua, các bộ, ngành Trung ương, địa phương, các cơ quan, đơn vị LLVT, nhân dân đã quán triệt, tổ chức thực hiện toàn diện công tác quốc phòng theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Công tác quản lý nhà nước về quốc phòng ngày càng chặt chẽ, tạo sự đồng thuận cao trong các tầng lớp xã hội. Từ đó, tạo tiền đề, cơ sở để xây dựng thế trận QPTD gắn với thế trận ANND trên phạm vi cả nước, góp phần xây dựng KVPT vững chắc, toàn diện, giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình để xây dựng đất nước. Tiềm lực kinh tế, uy tín và vị thế quốc tế của đất nước ngày càng được nâng cao. Nền QPTD, ANND được củng cố. Tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường. Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc được nâng lên, góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Hội nghị cũng đã tập trung đánh giá những hạn chế, bất cập trong thực hiện luật Quốc phòng và có những kiến nghị, đề xuất sửa đổi luật. Cụ thể, cơ chế, chính sách, pháp luật về quốc phòng, an ninh chưa hoàn thiện; hiệu lực, hiệu quả quán lý nhà nước về nhiệm vụ quốc phòng của các cấp, các ngành, địa phương chưa được phát huy đầy đủ. Việc tham mưu đề xuất của cơ quan quân sự, các ngành, các cấp có nội dung chưa kịp thời, chưa sát thực tế… Trên cơ sở kết quả tổng kết 10 năm thực hiện, Bộ Quốc phòng sẽ nghiên cứu và cùng các bộ, ngành, địa phương tham mưu Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi luật Quốc phòng để đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch nêu rõ trong thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất ổn định. Điều đó, đặt ra những yêu cầu mới đối với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của đất nước. Để tiếp tục quán triệt, thể chế hóa quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, nhất là những quan điểm, tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới thì LLVT và nhân dân cả nước cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng; tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác quân sự, quốc phòng; phối hợp triển khai có hiệu quả việc kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng an ninh trên địa bàn cả nước, đặc biệt là địa bàn trọng điểm; xây dựng lực lượng vũ trang các cấp vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, trình độ sẵn sàng chiến đấu cao. Trong đó, cơ quan quân sự các cấp phải làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương và lãnh đạo Đảng, Nhà nước về thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng quân sự. Chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền đoàn thể, củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện.
Mạnh Hùng
Kinh doanh bị thua lỗ, kỹ sư công nghệ thông tin đã chế tạo, lập trình các quả nổ ở khách sạn, sau đó nhắn tin đe doạ, tống tiền Tổng Giám đốc khách sạn.
HBĐT)- Chiều 25/11, Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả giám định tư pháp” (Đề án 258). Đồng chí Trương Hoà Bình, Phó Thủ tướng TT Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Đề án Chủ trì hội nghị. Đồng chí Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đồng chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành thành viên Ban chỉ đạo Đề án tỉnh, đại diện lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, tổ chức giám định tư pháp, các cơ quan toà án, kiểm sát công an thành phố Hoà Bình.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, năm 2016, Viện Kiểm sát nhân dân 2 cấp đã thụ lý, kiểm sát 957 tố giác, tin báo về tội phạm. Cơ quan điều tra đã giải quyết 821 tố giác, tin báo, trong đó, khởi tố 442 vụ án, không khởi tố 379 tố giác, tin báo, đang giải quyết 136 tố giác, tin báo.
(HBĐT) - Ngày 4/7/2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế (Nghị định 55). Sau 5 năm triển khai thi hành Nghị định, việc thực hiện công tác pháp chế trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của UBND tỉnh trên tất cả các lĩnh vực phát triển KT-XH tại địa phương.
(HBĐT) - Là một trong ba xã vùng cao của huyện Lạc Sơn, công tác đảm bảo ANTT luôn được cấp uỷ, chính quyền xã Ngọc Sơn quan tâm. Lực lượng công an xã đã thực hiện đồng bộ giải pháp góp phần ổn định tình hình an ninh nông thôn. Qua đó giúp người dân yên tâm sinh sống, sản xuất, đem lại sự bình yên trên mảnh đất vùng cao.
(HBĐT) - Theo thượng tá Phạm Thị Thu Thủy, Trưởng phòng Quản lý xuất - nhập cảnh Công an tỉnh, trước đây, việc tiếp nhận và cấp giấy tờ liên quan đến công tác xuất - nhập cảnh còn nhiều bất cập, hạn chế. Hồ sơ thủ tục phải trả lại nhiều lần, chậm thời gian trả kết quả, tốn kém chi phí, thời gian... Trước thực trạng đó, đơn vị tham mưu UBND tỉnh và Ban giám đốc triển khai Đề án “ứng dụng khoa học công nghệ trong việc tiếp nhận và cấp các loại giấy tờ liên quan đến công tác xuất nhập cảnh cho người nước ngoài (NNN) qua mạng Internet”.