Tại Việt Nam, tần suất tội phạm công nghệ cao chưa đến mức dày như trên thế giới nhưng cũng đang nóng từng ngày. Thực tế này đã đặt lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50), Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an vào tư thế luôn phải chủ động đối mặt với bọn tội phạm này nhằm kéo giảm đến mức thấp nhất thiệt hại tài sản của nhân dân
Kỳ 1: Mạo danh cơ quan nhà nước... và thông báo trúng thưởng
Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) từng khảo sát và công bố: Trung bình cứ 12 giây trôi qua, trên thế giới có 1 cú lừa đảo, chiếm đoạt tài sản được thực hiện trót lọt bởi tội phạm công nghệ cao (tội phạm máy tính và tội phạm công nghệ thông tin).
Tại Việt Nam, tần suất tội phạm công nghệ cao chưa đến mức dày như thế nhưng cũng đang nóng từng ngày. Thực tế này đã đặt lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50), Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an vào tư thế luôn phải chủ động đối mặt với bọn tội phạm này nhằm kéo giảm đến mức thấp nhất thiệt hại tài sản của nhân dân.
Một lãnh đạo Phòng 5, Cục C50 cho biết, gần đây, bằng thủ đoạn giả danh nhiều cơ quan nhà nước, các đối tượng “giăng bẫy” được nhiều người thông qua trò thông tin rao bán xe máy giá rẻ, xe thanh lý. Qua công tác rà soát thông tin trên mạng internet, Phòng 5 phát hiện có rất nhiều tài khoản trên các diễn đàn, trang rao vặt có dấu hiệu lừa đảo như: muaban.com.vn; enbac.net; otovietnam.com; vico.vn; cooc.vn; webgiaodich.com...
Đối với mạng xã hội facebook, các đối tượng giả danh nhiều cơ quan khác nhau như: “Công ty cổ phần Quản lý thị trường - Thương mại Camimex Corporation” (địa chỉ: 144 Lý Thường Kiệt, phường 6, TP Cà Mau); “Cục Hải quan thanh lý xe trốn thuế”; “Cục Công an thanh lý xe trốn thuế”,... để lừa rao bán bằng lời chào mời, giới thiệu hấp dẫn như: “Kho hàng thanh lý xe máy sung vào công quỹ Nhà nước” hoặc “gây quỹ từ thiện với giá bán rất rẻ; khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp mua nguyên lô sẽ được hưởng chính sách theo diện hóa giá”.
Để tạo sự tin tưởng cho người mua, đối tượng đã đăng nhiều hình ảnh liên quan như: Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán tài sản sung quỹ nhà nước, giấy đăng ký xe ghi nguồn gốc “tịch thu sung quỹ nhà nước”, bản ảnh giám định và khách hàng có thể đến địa chỉ trên để được tư vấn thủ tục đăng ký mới, mua hàng trực tiếp trong giờ hành chính. Tuy nhiên đối tượng thường chọn khách hàng ở các tỉnh xa để thực hiện việc giao dịch qua điện thoại và thanh toán bằng cách chuyển khoản hoặc nạp thẻ cào để chiếm đoạt.
Với thủ đoạn vừa kể trên, đã có rất nhiều người đã bị “sập bẫy”. Cách nay chưa lâu, qua công tác nắm tình hình, Cục C50 tại phía Nam phát hiện hai trường hợp cùng bị các đối tượng sử dụng số điện thoại 0906356134 lừa đảo chiếm đoạt hàng chục triệu đồng với phương thức thủ đoạn tương tự.
Sử dụng đồng bộ, hiệu quả nhiều biện pháp nghiệp vụ, Cục C50 cũng vừa làm rõ nhóm 3 đối tượng gồm: Trương Minh Duy (20 tuổi), Trương Văn Phú (22 tuổi) và Hồ Hữu Lực (19 tuổi).
Nhóm đối tượng này thường đăng tin rao bán xe máy thanh lý giá rẻ trên mạng internet, sử dụng các số điện thoại 01652661444, 01664577730, 0961750864 để liên lạc với khách hàng. Khi có người gọi điện đến, Duy yêu cầu họ chuyển tiền đặt cọc trước 1.000.000 đồng bằng thẻ cào mới giao xe.
Khi khách hàng chuyển số tiền này nhưng chưa nhận được xe và gọi lại thì Duy đề nghị “khách hàng” liên lạc với người vận chuyển xe (do đồng bọn của Duy là Phú và đóng vai). Lúc này, Phú và Lực viện dẫn xe chưa thể chuyển cho “khách hàng” được là do đang bị Công an tạm giữ vì không có giấy tờ, yêu cầu khách hàng nộp tiếp 1.000.000 đồng để lấy được xe.
Phòng 5 Cục C50 cũng vừa phát hiện 3 đối tượng khác cũng có hành vi tương tự, gồm: Hồ Long Hải (19 tuổi), Lê Minh Tuấn (19 tuổi) và Nguyễn Hữu Tín (23 tuổi).
Bên cạnh chiêu trò rao vặt, mạo danh cơ quan nhà nước để lừa, một trò lừa đảo chiếm đoạt tài sản khác hiện vẫn đang tung hoành trên mạng khiến nhiều người bị “sập bẫy” đó là trò lừa “thông báo trúng thưởng”.
Để tạo lòng tin cho người tham gia, các đối tượng cho đăng kèm theo “thông báo trúng thưởng” đó là các văn bản, chứng chỉ giả mạo các cơ quan quản lý Nhà nước như giấy chứng nhận của Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Sở hữu trí tuệ Bộ khoa học và Công nghệ…
|
Website giả mạo Cục Hải quan thanh lý xe trốn thuế. |
Các trinh sát Phòng 5 Cục C50 thông tin cho chúng tôi trường hợp bị lừa của ông M. tại TP Hồ Chí Minh, hiện đang được cơ quan khẩn trương điều tra làm rõ: Ông M. nhận được tin nhắn từ số điện thoại 0961xxxxxx với nội dung: “Messenger thông báo: Xin chúc mừng khách hàng nhận được tin nhắn đã may mắn nhận được tin nhắn trúng giải mang mã số SH686879. Đã may mắn trúng giải nhất của chương trình Messenger từ sự kiện tri ân khách hàng của mạng xã hội Việt Nam. Giải nhất của chương trình bao gồm 1 xe máy SH 125 trị giá 65.990.000 và 1 phiếu quà tặng trị giá 300.000.000 đồng tiền mặt và 1 phiếu đổ xăng miễn phí trị 5.000.000 đồng. Quý khách vui lòng truy cập website www.hetrian.com để hoàn tất hồ sơ nhận giải. Mọi thắc mắc liên hệ hỗ trợ viên: 0084.961.xxx.xxx”.
Khi nhận được tin nhắn này, tưởng thật, ông M. lập tức truy cập vào website hetrian.com và được hướng dẫn nộp 1,5 triệu đồng (bằng hình thức nạp 1,5 triệu đồng qua hình thức nạo thẻ cào điện thoại) để làm “chi phí nhận giải”. Sau đó, ông M. được các đối tượng yêu cầu tiếp tục mua 49 thẻ gate (1 triệu đồng/ thẻ) để nạp gửi cho các đối tượng. Sau khi thực hiện xong yêu cầu này của đối tượng, ông M. không nhận được giải thưởng như đã thông báo. Ông M thắc mắc, gọi vào số điện thoại liên hệ thì chỉ nhận được âm báo “ò í e”.
Trên cơ sở phát hiện những nạn nhân nhân bị mất tiền giống như ông M., Phòng 5 đã tham mưu lãnh đạo Cục C50 tại phía Nam ký đã xác lập chuyên án tập trung đấu tranh. Qua đó, các trinh sát nhận thấy có rất nhiều bị hại giống như ông M. đã chuyển tiền vào các website trên để nhận giải thưởng với số tiền lên trên 700 triệu đồng. Tuy nhiên, do số tiền bị chiếm đoạt của mỗi nạn nhân không lớn hoặc nhiều lý do khác nhau nên họ đã không trình báo cơ quan chức năng.
Ban chuyên án Cục C50 phát hiện 3 đối tượng lừa đảo với tổng số tiền chiếm đoạt lên đến hàng trăm triệu đồng. Không phải chỉ lập ra hetrian.com, các đối tượng còn lập ra hàng loạt website khác để lừa thông báo trúng thưởng, như: quantrifacebook.com; giaitrian-mesenger.com; f-essenger.com; giaithuonglocvang.com; giaitrianmessenger.com; traogiaitrian.net; xuantango.com; trangchu2015.vn.
Điều khá đặc biệt là cả 9 đối tượng liên quan đến những cú lừa mà chúng tôi kể ra trên đây đều là dân Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Hiện Phòng 5 Cục C50 đã chuyển hồ sơ vụ án cho Công an tỉnh Quảng Nam điều tra, làm rõ theo thẩm quyền.
Một trinh sát Phòng 5, Cục C50 từng năm lần bảy lượt ra Duy Xuyên để xác minh, điều tra bước đầu cho biết thêm: “Chỉ tại một thị trấn nhỏ của huyện này, đã có ít nhất 116 đối tượng lần lượt bị Công an tỉnh và các tỉnh khác như: Thừa Thiên - Huế, Ninh Bình, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh bắt, xử lý hình sự về hành vi sử dụng mạng viễn thông, mạng máy tính, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Lừa bán hàng qua mạng Ngày 19-12, Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ cho biết đang khẩn trương điều tra làm rõ hành vi của Hồ Thị Anh Thư (18 tuổi, ngụ phường Long Hưng, quận Ô Môn). Để chiếm đoạt tiền của người khác, Thư sử dụng tài khoản Zalo, nick "Shop Mỹ phẩm thời trang", đăng tải các hình ảnh quần áo, thời trang, túi xách, giày dép… để giao dịch mua bán. Khi khách hàng đồng ý mua thì phải chuyển khoản vào tài khoản của Anh Thư với số tiền 100% giá trị đơn hàng. Đã có 44 người bị “dính bẫy” với số tiền hàng chục triệu đồng. Đối tượng Trần Bảo Trâm (25 tuổi, ngụ khu vực Phụng Thạnh, phường Thốt Nốt, quận Thốt Nốt) cũng vừa bị Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ khởi tố về hành vi tương tự. Trâm cũng sử dụng Facebook tên "Kelly Shop" để đăng thông tin mua bán hàng trực tuyến và yêu cầu khách mua hàng phải đặt cọc trước với số tiền từ 80 đến 100% giá trị đơn hàng. Sau khi nhận tiền, Trâm chiếm đoạt tiêu xài cá nhân. Đã có gần 130 khách hàng đã bị Trâm “sập bẫy” với tổng số tiền gần 300 triệu đồng. |
TheoCAND
(HBĐT) - Năm 2016, Hội Luật gia tỉnh đã tham gia góp ý xây dựng 128 văn bản quy phạm pháp luật địa phương (tăng 57,8% so với năm 2015).
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao vừa ra quyết định đình chỉ vụ án đối với cựu Tổng Biên tập Báo Người cao tuổi.
Quá trình điều tra mở rộng vụ mua bán, vận chuyển trái phép 300 bánh heroin, Công an tỉnh Phú Thọ phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Công an TP Hà Nội vừa phát hiện một "xưởng" sản xuất ma túy đá ngay giữa Thủ đô. Thu giữ tang vật trị giá khoảng 10 tỷ đồng.
(HBĐT) - Thực hiện Công điện số 499/ĐK - HT1 ngày 15/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Công an về tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh trấn áp tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ an toàn Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, Công an tỉnh đã xây dựng Kế hoạch số 103 và triển khai phát động đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội, đảm bảo TTATXH đến các đơn vị Công an trong tỉnh, Công an các huyện, thành phố.
(HBĐT) - Năm 2016, huyện Kim Bôi đã tổ chức 198 hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với 13.620 lượt người tham dự. Trong đó, riêng cấp xã tổ chức 194 hội nghị với 13.470 lượt người tham dự.
(HBĐT) - Xác định công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) là khâu quan trọng hàng đầu, là cầu nối giữa hoạt động xây dựng và thực thi pháp luật, thời gian qua, công tác PBGDPL trên địa bàn huyện Tân Lạc tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện.