(HBĐT) - Với phương châm hướng về cơ sở, trong năm 2016, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh (Trung tâm) đã thực hiện trợ giúp pháp lý (TGPL) lưu động tại các thôn, xóm, tổ dân phố của 140 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh, vượt 6% kế hoạch. Công tác TGPL được sự quan tâm của chính quyền cơ sở, các cấp, ngành, tổ chức, đoàn thể đã tạo kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiểu biết, nhận thức pháp lý cho người dân. Bên cạnh đó, công tác TGPL cũng còn những vấn đề quan tâm để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động.
Đồng chí Lưu Văn Thường, Giám đốc Trung tâm cho biết: Đặc thù người được TGPL trên địa bàn tỉnh chủ yếu là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Trong những năm qua, Trung tâm đã tập trung thực hiện công tác TGPL với các hình thức tư vấn pháp luật, TGPL trong hoạt động tố tụng và đại diện ngoài tố tụng. Đối với tư vấn pháp luật qua TGPL lưu động là một trong những hoạt động trọng tâm được Trung tâm thực hiện đạt hiệu quả tích cực.
Người dân tham gia buổi tư vấn pháp luật đất đai tại xã Tu Lý (Đà Bắc).
Cùng với tư vấn pháp luật tại văn phòng, Trung tâm đã tích cực triển khai công tác TGPL lưu động tại cơ sở. Từ quá trình khảo sát nhu cầu TGPL của người dân cũng như thực hiện TGPL nhận thấy người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn đa phần hiểu biết pháp luật hạn chế, nhu cầu cần TGPL, tìm hiểu pháp luật lớn, nhất là các lĩnh vực pháp luật liên quan đến quyền, lợi ích của người dân như đất đai, HN&GĐ, KN-TC, phòng - chống bạo lực gia đình, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, chính sách đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng bảo trợ xã hội…, công tác TGPL lưu động được hướng đến các thôn, bản vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn. Trong năm, Trung tâm đã tổ chức 128 đợt TGPL lưu động tại 215 điểm, vượt 58 đợt với 115 điểm so với kế hoạch, thu hút trên 20.000 lượt người tham dự, tư vấn trực tiếp gần 2.000 việc, chiếm trên 84% tổng số vụ việc tư vấn, trong đó, chiếm phần lớn là các việc về đất đai, nhà ở, môi trường, chính sách ưu đãi người có công…
Bên cạnh đó, Trung tâm thực hiện TGPL trong hoạt động tố tụng 109 vụ về hình sự, dân sự, đại diện ngoài tố tụng 18 vụ thuộc lĩnh vực pháp luật đất đai. Trong quá trình TGPL, Trung tâm chú trọng thực hiện tốt công tác phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan tiến hành tố tụng, phòng tư pháp các huyện, thành phố. Đồng thời, thông qua các buổi TGPL lồng ghép tuyên truyền, phổ biến các văn bản, chính sách pháp luật đến đông đảo người dân tham dự. Do đó, ngày càng có nhiều người người nghèo, người dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách và các đối tượng khác biết, tìm đến tổ chức thực hiện TGPL đề nghị giúp đỡ về mặt pháp luật. Tỷ lệ người dân biết đến TGPL đạt 70%, tăng 5% so với năm 2015.
Ngoài đội ngũ cán bộ, trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm làm công tác TGPL, Trung tâm xây dựng và phát triển đội ngũ cộng tác viên ở cấp huyện và xã hiện có 101 người, có 4 luật sư ký hợp đồng cộng tác với Trung tâm. Trên địa bàn tỉnh đã thành lập được 118 CLB TGPL. Tuy nhiên, đội ngũ cộng tác viên chủ yếu là kiêm nhiệm, việc dành thời gian, tâm huyết cho hoạt động TGPL còn hạn chế. Đội ngũ luật sư hầu hết tuổi cao, không tham gia được các vụ việc xa trung tâm hoặc vụ việc phức tạp kéo dài nên từ năm 2013 đến nay, 100% vụ việc tham gia tố tụng đều do các trợ giúp viên pháp lý thực hiện.
Đối với CLB TGPL được thành lập và hoạt động dựa vào nguồn kinh phí của chương trình mục tiêu quốc gia và Quỹ TGPL Việt
Hà Thu
Theo tố cáo của người dân, nữ Phó Chánh án TAND huyện Ea Kar (Đắk Lắk) đã gợi ý cho đương sự đưa tiền để chạy án liên quan đến vụ án trong một tai nạn giao thông và đã bị ghi âm, ghi hình để tố cáo. Nhiều chứng cứ được đưa ra, Công an tỉnh đã khởi tố thẩm phán này để điều tra hành vi nhận hối lộ.
(HBĐT) - Ngày 26/12, TAND tỉnh đã mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử đối với bị cáo Lê Việt Phương (sinh năm 1975) ĐKHKTT tại Phú Châu, Bà Vì (Hà Nội), chỗ ở tại phòng 204, cầu thang A43, khu tập thể chuyên gia thuộc tổ 19, phường Hữu Nghị, thành phố Hoà Bình về tội giết người.
Các nhà chức trách tỉnh Đắk Lắk đang xử lý đơn tố cáo 3 cán bộ cấp phó thuộc 3 cấp xã - huyện - tỉnh về hành vi vòi vĩnh, lừa dân.
(HBĐT) - Xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) có vai trò quan trọng trong việc xây dựng xã hội pháp quyền, ý thức thượng tôn pháp luật của người dân. Do vậy, trong những năm qua, huyện Lạc Thuỷ luôn chú trọng tổ chức thực hiện, đưa các văn bản pháp luật vào cuộc sống.
Sáng nay (25-12), Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai đã mở phiên tòa lưu động tại xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai để công khai xét xử sơ thẩm bị cáo Tẩn Ông Nải, bị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai ra cáo trạng truy tố về tội giết người và cướp tài sản theo qui định của Bộ luật hình sự. Chủ tọa phiên tòa là bà Hoàng Thị Hồng Hạnh - Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai.
(HBĐT) - Chiều 23/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống ma túy và cai nghiện ma túy. Tham dự có các Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Vũ Đức Đam; đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành T.Ư.Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta có các đồng chí: Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành hữu quan, thành viên BCĐ 09 tỉnh.