(HBĐT) - Có một điều ít người biết đó là từ trong Chiến dịch Hòa Bình (1951 - 1952), những sáng kiến quan trọng đã đi cùng với dân tộc trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại như Chiến dịch Điện Biên Phủ và sau này là cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược. Đó chính là việc một chiến sỹ nuôi quân đã sáng tạo ra loại bếp độc đáo mang tên bếp Hoàng Cầm.

 

Ở Chiến dịch Hòa Bình có một sáng tạo không thể không nhắc đến, đó là bếp Hoàng Cầm. Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nói: Nhắc đến Chiến dịch Hòa Bình sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến một sáng kiến đã mang lại sự cải thiện rất quan trọng trong đời sống của chiến sỹ ngoài mặt trận. Khói lửa từ bếp của anh nuôi đã nhiều lần làm lộ vị trí trú quân dẫn đến những tổn thất xương máu. Công việc thổi nấu đều phải tiến hành vào ban đêm để đề phòng máy bay địch. Bộ đội trong mùa đông vẫn phải ăn cơm nguội, uống nước lạnh. Trong Chiến dịch Hòa Bình, một chiến sỹ nuôi quân ở trạm quân y của Đại đoàn 308 đã có sáng kiến đào những đường rãnh thoát khói bên sườn núi, nối liền với lò bếp bên trên rãnh đặt những cành cây và phủ một lớp đất mỏng được tưới nước để giữ độ ẩm. Khói từ trong lò bếp bốc lên  qua các đường rãnh chỉ còn là dải hơi nước tan nhanh khi rời khỏi mặt đất. Từ đó, anh nuôi có thể thổi nấu ban ngày ngay cả khi máy bay trinh sát địch bay trên đầu. Bếp Hoàng Cầm, mang tên người sáng tạo ra nó đã phát huy hiệu quả trong tất cả các chiến dịch sau, kể cả trong những năm kháng chiến chống Mỹ.

Hiện nay, bếp Hoàng Cầm vẫn được các đơn vị bộ đội sử dụng trong các cuộc hànhquân dã ngoại. Ảnh: CB,CS Bộ CHQS tỉnh phục vụ hậu cần sử dụng bếp Hoàng Cầm trong huấn luyện dã ngoại.

 

Với những ưu thế đặc biệt nên ngay sau khi ra đời trong Chiến dịch Hòa Bình, bếp Hoàng Cầm đã trở nên phổ biến trong các đơn vị. Đặc biệt là trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và những năm kháng chiến chống Mỹ sau này. Điều này đã được CCB Đỗ Hạp, 91 tuổi hiện đang sống tại Khu đô thị Văn Quán - Hà Đông (Hà Nội) là Trưởng Ban liên lạc CCB Trung đoàn 88 (Trung đoàn Tu Vũ) trực tiếp tham gia Chiến dịch Hòa Bình mà chúng tôi có may mắn được gặp đã chia sẻ: Nếu không có bếp Hoàng Cầm thì có lẽ việc tổ chức cấp dưỡng đảm bảo sức khỏe cho bộ đội chiến đấu còn gặp rất nhiều khó khăn. Với sáng kiến này, khi đó, bộ đội chúng tôi đã được ăn cơm nóng, có nước nóng để uống trong mùa đông. Các viện quân y dã chiến có nước nóng để sát trùng dụng cụ y khoa...

 

Có thể nói, sáng kiến này có giá trị lớn trong thực tiễn hoạt động hành quân, chiến đấu và góp phần quan trọng giữ gìn sức khỏe cho bộ đội, bảo đảm quân số chiến đấu cao trong những chiến dịch dài ngày như Chiến dịch Hòa Bình và sau này là Chiến dịch Điện Biên Phủ và cả thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

 

Chiến dịch Điện Biên Phủ có quy mô lớn nhất trong 9 năm kháng chiến chống Pháp của quân và nhân dân ta. Chiến dịch được tổ chức trong điều kiện địa hình hết sức phức tạp, công tác bảo đảm gặp nhiều khó khăn; hỏa lực, không quân địch mạnh hơn ta gấp nhiều lần lại liên tục uy hiếp suốt ngày đêm. Do vậy việc sử dụng bếp Hoàng Cầm trong chiến đấu đã phát huy hiệu quả rất cao, đảm bảo yếu tố bí mật, bất ngờ, tránh được sự phát hiện của máy bay địch, hạn chế thương vong cho bộ đội. Có bếp Hoàng Cầm là có cơm dẻo, canh nóng được phục vụ ngay trên chiến hào cho bộ đội. Thậm chí, có những đơn vị với hàng trăm người đóng quân chỉ cách hầm chỉ huy tập đoàn cứ điểm của địch không xa, trong thời gian dài nhưng địch hoàn toàn không biết dù mỗi ngày có hàng chục lượt máy bay trinh sát của địch bay lượn. Có được điều đó là do bếp Hoàng Cầm đã giấu đi ngọn khói vào trong lòng đất.

 

Có thể nói, bắt đầu từ Chiến dịch Hòa Bình (1951 - 1952), bếp Hoàng Cầm đã trở thành huyền thoại trong chiến đấu của quân, dân ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và sau này là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trải dài trong suốt 21 năm.

 

                                                                           Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang huyện Lạc Sơn giai đoạn 2019 - 2024

Ngày 17/5, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang (LLVT) huyện giai đoạn 2019 - 2024.

Tham ô gần 3 tỷ đồng, nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội lĩnh 15 năm tù

Sau 3 ngày nghị án, sáng 17/5, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh bước vào phần tuyên án bị cáo Nguyễn Tiến Kính (SN 1964), trú tại quận Thanh Xuân (Hà Nội), nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội về hành vi "tham ô tài sản”.

Công an huyện Kim Bôi xử phạt người bình luận trên Facebook nội dung kích động bạo lực

Công an huyện Kim Bôi cho biết, ngày 14/5 đã làm việc với B. V. B, trú tại xã Mỵ Hoà (Kim Bôi) liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook. Trước đó, ngày 3/5, B. V. B đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để bình luận tại Trang "Hoà Bình Đa Chiều" với nội dung kích động bạo lực.

Đoàn luật sư tỉnh: Cầu nối đưa pháp luật đến với người dân

Tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, phản biện và giám sát xã hội, phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý (TGPL), bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người yếu thế, hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở vùng sâu, xa tại các phiên tòa... Từ những hoạt động tích cực, hiệu quả đó, những năm qua, Đoàn Luật sư tỉnh đã phát huy tốt vai trò, trở thành cầu nối đưa pháp luật đến với người dân.

Phúc thẩm vụ Việt Á: Đề nghị bác kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Chiều 16/5, đại diện Viện Kiểm sát đã công bố bản luận tội và quan điểm giải quyết đối với 11 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án Công ty Việt Á. Đáng chú ý, mặc dù nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả, nhưng bị cáo Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) vẫn bị đề nghị không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Lĩnh 19 năm tù vì giết vợ để níu giữ tình yêu

Ngày 16/5, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Bùi Văn Nhuận (SN 1985), trú tại xã Miền Đồi (Lạc Sơn) về tội "giết người”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục