Gợi ý trả lời: Tính đến tháng 12/2016, số lượng tập thể, cá nhân là Anh hùng LLVT nhân dân, Anh hùng lao động, Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng của tỉnh Hòa Bình gồm:
- 73 tập thể được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.
- 5 tập thể được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.
- 10 cá nhân được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.
- 3 cá nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.
- 235 bà mẹ được Nhà nước phong tặng (hoặc truy tặng) danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, hiện nay còn 12 mẹ còn sống.
Câu 5: Bạn hãy cho biết quá trình hình thành và phát triển của Đảng bộ Quân sự tỉnh?
Gợi ý trả lời: Sau Hội nghị Tỉnh ủy, ngày 16/8/1947, Tỉnh đội dân quân Hòa Bình được thành lập. Để bảo đảm sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng đối với LLVT địa phương, Chi bộ Tỉnh đội Hòa Bình cũng được thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, LLVT tỉnh Hòa Bình cùng nhân dân các địa phương trên địa bàn chiến đấu, công tác giành nhiều thắng lợi vẻ vang, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc XHCN.
1. Chi bộ Tỉnh đội Hòa Bình (8/1947 – 5/1949)
- Bí thư: Đồng chí Lê Thi - Chính trị viên (8/1947 – 12/1948); đồng chí Ngô Môn - Chính trị viên (1/1949 – 5/1949).
- Phó Bí thư: Đồng chí Vũ Hoàng Diệp - Tỉnh đội trưởng (8/1947 – 12/1948); đồng chí Lê Văn Long - Tỉnh đội trưởng (1/1949 – 5/1949).
- Nhiệm vụ: Làm tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương về công tác quân sự, tổ chức quản lý huấn luyện và chỉ đạo LLVT địa phương thực hiện nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ chính quyền cơ sở.
2. Liên Chi bộ Tỉnh đội Hòa Bình (6/1949 – 2/1951)
- Bí thư: Đồng chí Ngô Môn - Chính trị viên (6/1949 – 4/1950); đồng chí Huy Thanh - Chính trị viên (5/1950 - 2/1951).
- Phó Bí thư: Đồng chí Lê Văn Long - Tỉnh đội trưởng (6/1949 – 2/1951).
- Nhiệm vụ: Củng cố phát triển LLVT, cả bộ đội địa phương và dân quân du kích, đẩy mạnh chiến tranh du kích, đánh địch khắp mọi nơi, làm cho địch bị tiêu hao, mất thế ổn định, thu hẹp phạm vi chiếm đóng, tiến tới giành thế chủ động về quân sự, giải phóng đất đai. Về xây dựng Đảng, đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên đi đôi với củng cố chi bộ.
3. Đảng bộ Trung đoàn 12 (3/1951 – 7/1954)
- Bí thư: Đồng chí Nguyễn Đình Khanh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chính trị viên Trung đoàn (3/1951 – 9/1953); đồng chí Lê Thành Công - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chính trị viên Trung đoàn (10/1953 – 7/1954).
- Phó Bí thư: Đồng chí Võ An Khang - Trung đoàn trưởng (3/1951 – 7/1954).
- Nhiệm vụ: Tham mưu cho Tỉnh ủy, ủy ban Hành chính tỉnh về công tác quân sự, vừa trực tiếp chỉ huy LLVT tỉnh tác chiến, chiến đấu.
4. Đảng bộ Tỉnh đội Hòa Bình (8/1954 – 12/1970)
- Bí thư: Đồng chí Đặng Xuân Dung - Chính trị viên (8/1954 – 10/1955); đồng chí Bùi Tiến Dũng - Chính trị viên (11/1955 – 12/1970).
- Phó Bí thư: Đồng chí Nguyễn Văn Chí - Tỉnh đội trưởng (8/1954 – 12/1957); đồng chí Nguyễn Văn Ngôn - Tỉnh đội trưởng (1/1958 – 12/1963); đồng chí Bạch Bá Năng - Tỉnh đội trưởng (1/1964 – 12/1966); đồng chí Hoàng Thế Chúc - Tỉnh đội trưởng (1/1967 - 12/1970).
- Nhiệm vụ:
+ Từ 1954 - 1960: Tham mưu cho cấp ủy địa phương xây dựng, củng cố quốc phòng và lãnh đạo xây dựng LLVT, tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và cải tạo XHCN trên địa bàn.
+ Từ 1961 - 1968: Tham mưu cho Tỉnh ủy Hòa Bình xây dựng thế trận phòng không nhân dân, tăng cường tiềm lực hậu phương, đồng thời lãnh đạo xây dựng LLVT, thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ địa phương, chi viện chiến trường miền Nam và chiến đấu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mỹ.
+ Từ 1968 - 1970: Tập trung xây dựng LLVT tỉnh về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; lãnh đạo LLVT tham gia các phong trào cách mạng ở địa phương, xây dựng hậu phương vững mạnh, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai; chi viện đắc lực sức người, sức của cho nhân dân miền Nam đánh Mỹ và thắng Mỹ.
5. Đảng bộ Quân sự tỉnh Hòa Bình (1/1971 – 9/1975)
- Bí thư: Đồng chí Nguyễn Hữu ích - Chính ủy (1/1971 – 9/1975).
- Phó Bí thư: Đồng chí Bạch Bá Năng - Chỉ huy trưởng (1/1971 – 1/1973); đồng chí Hoàng Thế Chúc - Chỉ huy trưởng (2/1973 – 4/1975).
- Nhiệm vụ: Từ 1/1971 - 4/1972: Sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, bảo vệ vững chắc địa bàn tỉnh; hết lòng, hết sức tăng cường lực lượng cho miền Nam, cùng quân và dân miền Nam đánh thắng chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam; tham gia tích cực các phong trào cách mạng ở địa phương; xây dựng Đảng bộ Tỉnh đội và LLVT tỉnh vững mạnh về mọi mặt.
+ Từ 5/1972 - 9/1975: Tổ chức thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, chống chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của đế quốc Mỹ; công tác phòng không sơ tán bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân; về chuyển địa phương sang thời chiến; đồng thời, quyết định mở đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong LLVT toàn tỉnh nhằm làm cho mọi cán bộ, đảng viên nhận rõ âm mưu, thủ đoạn mới của đế quốc Mỹ, nâng cao ý chí chiến đấu, sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn, thử thách, hy sinh, cùng quân và dân cả nước kiên trì đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn.
6. Đảng bộ Quân sự tỉnh Hà Sơn Bình (10/1975 – 9/1991)
* Từ tháng 10/1975 – 5/1977
- Bí thư: Đồng chí Nguyễn Ngọc Diệp - Chính ủy.
- Phó Bí thư: Đồng chí Lê Hiền Hữu - Chỉ huy trưởng.
- Nhiệm vụ: Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương củng cố quốc phòng, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, đồng thời lãnh đạo LLVT sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
* Từ tháng 5/1977 - 6/1984
Ngày 12 và 13/5/1977, Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân sự tỉnh Hà Sơn Bình đã bầu BCH Đảng ủy gồm 15 đồng chí, trong đó:
- Bí thư: Đồng chí Nguyễn Ngọc Diệp - Chính ủy.
- Phó Bí thư: Đồng chí Lê Hiền Hữu- Chỉ huy trưởng; đồng chí Nguyễn Hữu ích - Phó Chính ủy.
- Nhiệm vụ: Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương củng cố quốc phòng, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, chi viện mặt trận biên giới Tây Nam và phía Bắc, làm nhiệm vụ quốc tế; đồng thời lãnh đạo LLVT sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
* Từ tháng 6/1984 – 10/1985
Thực hiện Nghị quyết số 07 của Bộ Chính trị (khóa V), thành lập Hội đồng Chính trị thay Đảng ủy Quân sự tỉnh.
Đồng chí Phạm Lê Điện - Chủ nhiệm Chính trị - Chủ tịch Hội đồng Chính trị (6/1984 - 10/1985).
Đồng chí Nguyễn Ngọc Diệp - Chỉ huy trưởng.
- Nhiệm vụ: Tăng cường thế trận phòng thủ, nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu của LLVT nhân dân; giáo dục cán bộ, chiến sĩ nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, kiên quyết và chủ động đánh thắng các hành động xâm lược của kẻ thù và đánh bại chiến tranh phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch; củng cố, kiện toàn, xây dựng LLVT ba thứ quân vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống.
* Từ tháng 11/1985 – 7/1988
- Bí thư: Đồng chí Nguyễn Ngọc Diệp - Chỉ huy trưởng (11/1985 – 1/1986); đồng chí Nguyễn Văn Chí - Chỉ huy trưởng (2/1986 – 7/1988).
- Phó Bí thư: Đồng chí Nguyễn Hữu ích - Phó Chỉ huy trưởng về Chính trị (11/1985 – 3/1986); đồng chí Phạm Lê Điện - Phó Chỉ huy trưởng về Chính trị - Phó Bí thư thường trực (4/1986 – 5/1987); đồng chí Lưu Văn Đúng - Phó Chỉ huy trưởng về Chính trị - Phó Bí thư thường trực (6/1987 – 9/1991).
- Nhiệm vụ: Kiện toàn các tổ chức Đảng; quán triệt, tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, Nghị quyết s? 02 của Bộ Chính trị về nhiệm vụ quốc phòng, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn éảng, toàn dân và toàn quân trên địa bàn, kiên trì, nghiêm chỉnh, chủ động, sáng tạo, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược theo đúng quan điểm "Toàn dân xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc”, "Toàn quân bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước”, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với an ninh. Thường xuyên nâng cao cảnh giác sẵn sàng chiến đấu, phối hợp với các lực lượng kiên quyết đánh bại chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch, giữ vững ổn định tình hình địa bàn.
(Còn nữa)