(HBĐT) - Ngày 4/11, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt thi hành Bộ luật Hình sự và Luật Tiếp cận thông tin. Các đồng chí: Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Lê Tiến Châu, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; Nguyễn Thị Kim Thoa, Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự-hành chính (Bộ Tư pháp) chủ trì hội nghị. Đồng chí Quách Đình Minh, Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì tại điểm cầu của tỉnh, cùng tham dự có lãnh đạo các Sở, ban, ngành, hội, đoàn thể tỉnh.



 

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nhấn mạnh việc Quốc hội thông qua Bộ luật Hình sự và Luật Tiếp cận thông tin thể hiện sự quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước trong việc tiếp tục cụ thể hóa chủ trương, đường lối cải cách tư pháp, đặc biệt là yêu cầu bảo vệ quyền con người, quyền công dân, góp phần xây dựng nhà nước XHCN của dân-do dân-vì dân… Để các quy định của luật nhanh chóng đi vào cuộc sống, được bảo đảm thi hành thống nhất, đồng bộ, kịp thời và hiệu quả trên phạm vi cả nước thì khối lượng công việc phải làm là rất lớn, liên quan trực tiếp đến các cơ quan trong hệ thống bộ máy Nhà nước.

Tại hội nghị, các đại biểu nghe giới thiệu những nội dung cơ bản và những công việc cần triển khai thi hành của Bộ luật Hình sự và Luật Tiếp cận thông tin.

Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14 ngày 20/6/2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018, gồm 26 chương, 426 điều (tăng 2 chương, 72 điều so với Bộ luật Hình sự năm 1999) Nhìn một cách tổng quát, Bộ luật Hình sự có nhiều đổi mới, bao quát cả phần những quy định chung cùng phần các tội phạm cụ thể, trong đó có những nội dung mang tính đột phá trên tinh thần đổi mới tư duy, đổi mới nhận thức về chính sách hình sự, vấn đề tội phạm và hình phạt. Bộ luật đã phản ánh được những yêu cầu, đòi hỏi bức xúc của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới của đất nước và cũng là mong đợi của đông đảo quần chúng nhân dân.

Luật Tiếp cận thông tin được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 11, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2018, gồm 5 chương, 37 điều. Đây là đạo luật rất quan trọng, tạo khuôn khổ pháp lý cho việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân và nâng cao tính công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước.

Tại hội nghị, đại diện các Bộ, ngành, các tỉnh, thành đã tham gia đóng góp ý kiến tập trung vào những nội dung như: Việc quán triệt, triển khai thực hiện 2 bộ luật trong mỗi ngành, địa phương; vai trò của ngành Kiểm sát trong việc thực hiện 2 bộ luật; quy chế phát ngôn, cung cấp thông tin nội bộ trong các cơ quan, đơn vị; việc vận hành trang, cổng thông tin điện tử trong việc cung cấp công khai thông tin; trách nhiệm của cơ quan Nhà nước để việc cung cấp thông tin được hiệu quả; chính sách xóa án tích quy định cụ thể trong BLHS; chế độ tha tù trước thời hạn có điều kiện …

Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long ghi nhận, đánh giá cao ý kiến đóng góp của các đại biểu. Đồng chí đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện những quy định của 2 bộ luật. Thời gian tới, Bộ Tư pháp tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan chuẩn bị tài liệu để cung cấp cho các đơn vị sử dụng trong việc tập huấn chuyên sâu, phổ biến, giáo dục pháp luật đến cơ sở để từng bước đưa các đạo luật vào thực tiễn cuộc sống.

Hà Thu


Các tin khác


Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang huyện Lạc Sơn giai đoạn 2019 - 2024

Ngày 17/5, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang (LLVT) huyện giai đoạn 2019 - 2024.

Tham ô gần 3 tỷ đồng, nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội lĩnh 15 năm tù

Sau 3 ngày nghị án, sáng 17/5, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh bước vào phần tuyên án bị cáo Nguyễn Tiến Kính (SN 1964), trú tại quận Thanh Xuân (Hà Nội), nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội về hành vi "tham ô tài sản”.

Công an huyện Kim Bôi xử phạt người bình luận trên Facebook nội dung kích động bạo lực

Công an huyện Kim Bôi cho biết, ngày 14/5 đã làm việc với B. V. B, trú tại xã Mỵ Hoà (Kim Bôi) liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook. Trước đó, ngày 3/5, B. V. B đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để bình luận tại Trang "Hoà Bình Đa Chiều" với nội dung kích động bạo lực.

Đoàn luật sư tỉnh: Cầu nối đưa pháp luật đến với người dân

Tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, phản biện và giám sát xã hội, phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý (TGPL), bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người yếu thế, hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở vùng sâu, xa tại các phiên tòa... Từ những hoạt động tích cực, hiệu quả đó, những năm qua, Đoàn Luật sư tỉnh đã phát huy tốt vai trò, trở thành cầu nối đưa pháp luật đến với người dân.

Phúc thẩm vụ Việt Á: Đề nghị bác kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Chiều 16/5, đại diện Viện Kiểm sát đã công bố bản luận tội và quan điểm giải quyết đối với 11 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án Công ty Việt Á. Đáng chú ý, mặc dù nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả, nhưng bị cáo Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) vẫn bị đề nghị không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Lĩnh 19 năm tù vì giết vợ để níu giữ tình yêu

Ngày 16/5, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Bùi Văn Nhuận (SN 1985), trú tại xã Miền Đồi (Lạc Sơn) về tội "giết người”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục