Sáng nay (8-1), theo đúng kế hoạch, Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội đưa ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cùng 21 bị cáo khác liên quan vụ án xảy ra tại Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) ra xét xử sơ thẩm.


Ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm tại TAND TP Hà Nội. Ảnh chụp qua màn hình.

Phiên tòa diễn ra tại TAND TP Hà Nội dự kiến kéo dài từ ngày 8 đến 21-1. Chủ tọa phiên tòa là ông Nguyễn Ngọc Huân, thẩm phán thứ hai là ông Trương Việt Toàn, ngoài ra còn có ba hội thẩm nhân dân. Ba kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử, gồm Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) Hà Nội Đào Thịnh Cường, cùng hai kiểm sát viên cao cấp là ông Nguyễn Minh Đồng và ông Nguyễn Mạnh Thường.

Trịnh Xuân Thanh tại tòa. Ảnh chụp qua màn hình.

Từ khoảng 6 giờ sáng, các lực lượng chức năng đã được huy động có mặt tại cổng TAND TP Hà Nội để bảo đảm an ninh trật tự. Khoảng 6 giờ 30 phút, xe chở các bị cáo đã di chuyển vào trong TAND TP Hà Nội. Hàng trăm cơ quan báo chí tới đưa tin phiên xét xử lần này.

Khoảng 8 giờ 10 phút, Phiên toà xét xử bắt đầu diễn ra, Hội đồng xét xử tiến hành kiểm tra căn cước các bị cáo. Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh cùng các đồng phạm lần lượt đi lên bục để khai báo các thông tin nhân thân.

Trong số 22 bị cáo, ông Đinh La Thăng và 11 người khác bị VKSND tối cao truy tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, theo Điều 165, khoản 3 - Bộ luật hình sự năm 1999. Tám bị cáo khác bị truy tố về tội Tham ô tài sản, quy định tại Điều 278, khoản 4. Riêng ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT PVC và ông Vũ Đức Thuận, nguyên Tổng Giám đốc PVC bị truy tố về cả hai tội trên.

Có hơn 40 luật sư đăng ký tham gia bào chữa cho các bị cáo. Ông Đinh La Thăng dự kiến có ba luật sư, ông Trịnh Xuân Thanh dự kiến có sáu luật sư...

Tài liệu của cơ quan tố tụng xác định, cuối năm 2007, ông Đinh La Thăng đưa ông Trịnh Xuân Thanh từ Tổng Công ty Sông Hồng về làm Tổng Giám đốc, sau thành Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc PVC nhằm xây dựng Tổng Công ty này trở thành đơn vị xây lắp chuyên ngành dầu khí hàng đầu Việt Nam.

Gần hai năm sau, ông Đinh La Thăng tiếp tục đưa ông Vũ Đức Thuận, người liên quan đến việc sụt giảm kinh doanh của Tổng Công ty Sông Đà, về làm Phó Tổng Giám đốc, sau là Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc PVC.

Sau khi yêu cầu PVC nhận lại các khoản đầu tư kém hiệu quả từ các đơn vị khác, lãnh đạo PVN đã tạo điều kiện để công ty của ông Trịnh Xuân Thanh hoạt động. Cụ thể, PVN chỉ định nhiều gói thầu và miễn bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền tạm ứng cho PVC. Nhưng đến cuối năm 2009, tình hình tài chính của đơn vị này lâm vào khó khăn, toàn bộ tài sản ngắn hạn của Tổng Công ty không đủ bù đắp nợ ngắn hạn.

Để giúp PVC khắc phục khó khăn về tài chính, ông Đinh La Thăng chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC của Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, đồng thời yêu cầu cấp dưới làm thủ tục để PV Power (đơn vị được giao thực hiện dự án) ký hợp đồng bàn giao gói thầu trái quy định, qua đó để PVC tạm ứng số tiền 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng. Đây là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Các lực lượng chức năng bảo đảm an ninh trật tự phía ngoài cổng TAND TP Hà Nội.

Các phóng viên tác nghiệp phía ngoài TAND TP Hà Nội.



                                                        Theo báo Nhân Dân

Các tin khác


Xã Ân Nghĩa bảo đảm an ninh nông thôn

(HBĐT) - Xác định tiêu chí số 19 "giữ vững an ninh, trật tự xã hội” là một trong những tiêu chí quan trọng trong chương trình xây dựng NTM, ngay sau khi được UBND huyện Lạc Sơn chọn là 1 trong 2 xã về đích NTM năm 2017, Đảng ủy, UBND xã ân Nghĩa đã xây dựng và ban hành nghị quyết, kế hoạch tăng cường lãnh đạo công tác đảm bảo ANTT; chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến các tầng lớp nhân dân nhằm từng bước đẩy mạnh công tác phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, giữ vững ANCT-TTATXH, góp phần xây dựng NTM ở địa bàn.

Điều tra làm rõ 35 vụ phạm tội

(HBĐT) - Trong tháng 12/2017, Công an tỉnh đã điều tra làm rõ 35/52 vụ tội phạm xảy ra trong tháng, đạt 67,3%; làm rõ 32 đối tượng gây án, thu hồi tài sản trị giá 88 triệu đồng.

Xử phạt trên 2,6 tỷ đồng các vi phạm về bảo vệ môi trường

(HBĐT) - Trong năm 2017, các lực lượng chức năng của tỉnh đã tiếp tục tập trung triển khai có hiệu quả các kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.

Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua Vì an ninh Tổ quốc

(HBĐT) - Trong năm 2017, các lực lượng phòng - chống ma túy Công an tỉnh đã phát hiện 122 vụ mua bán, vận chuyển ma túy trái phép, thu trên 348 bánh hêrôin và nhiều vật chứng có liên quan (tăng 269 bánh hêrôin so với cùng kỳ năm 2016). Trong thành công đó có sự đóng góp quan trọng của các chiến sỹ Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC47) những chiến sĩ quả cảm, mưu trí trên trận tuyến không khoan nhượng với tội phạm ma túy.

44 luật sư tham gia phiên tòa xử Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh

Tòa án nhân dân TP Hà Nội cho biết tại phiên tòa sơ thẩm ngày 8-1, bị cáo Đinh La Thăng có 3 luật sư bào chữa, bị cáo Trịnh Xuân Thanh có 5 luật sư.

Triển khai công tác kiểm sát năm 2018

(HBĐT) - Sáng 5/1, Viện KSND tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai công tác năm 2018. Dự hội nghị có các đồng chí; Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Hải Phong, Phó Viện trưởng thường trực Viện KSNDTC; lãnh đạo HĐND, UBND, UB MTTQ tỉnh, các Vụ, Cục nghiệp vụ (Viện KSNDTC), các cơ quan khối nội chính tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục