(HBĐT) - Đối với đồng bào dân tộc, các già làng, trưởng bản, người uy tín có vai trò và tiếng nói quyết định trong các công việc hệ trọng ở địa phương. Nắm bắt điều đó, Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (QLHC về TTXH) Công an tỉnh đã phối hợp với công an các địa phương làm tốt công tác tranh thủ người có uy tín, thông qua họ vận động nhân dân giao nộp vũ khí tự chế còn lưu giữ trong khu dân cư. Đã có hàng ngàn khẩu súng được thu hồi, hàng chục kg vật liệu nổ được người dân giao nộp cho cơ quan công an, góp phần hạn chế thấp nhất hiểm họa do sở hữu vũ khí gây ra.

Đại tá Hoàng Duy Dũng, Trưởng phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh chia sẻ: Từ xa xưa, khẩu súng không đơn giản là vật dụng sử dụng để bảo vệ mùa màng, săn bắn và trưng bày kỷ niệm mà sâu thẳm trong tâm thức truyền đời, khẩu súng trở thành vật gia bảo, bất ly thân. Có những khẩu súng được truyền từ đời này sang đời khác, được nâng niu cất giữ. Trong đời sống tâm linh, đồng bào Thái có cây kiếm thờ là vật "hội tụ” linh hồn tổ tiên. Với dân tộc Mông và một số dân tộc sống gần rừng, khẩu súng săn, con dao quắm là những vật "bất ly thân” từ nhiều đời nay. Họ dùng để bắn báo hiệu, vì nhà nọ với nhà kia cách nhau cả quả đồi. Theo thống kê của Công an huyện Mai Châu, từ năm 1996 đến nay, toàn huyện xảy ra hàng chục vụ đi săn bắn nhầm người và dùng súng tự chế (súng kíp) để giải quyết mâu thuẫn. Ngần ấy vụ bắn nhầm cùng đồng nghĩa với ngần ấy số người chết và bị thương. Có nhiều vụ xảy ra rất thương tâm và đau xót như con bắn nhầm cha, anh bắn nhầm em; bạn săn bắn nhầm nhau. Đây thực sự là khó khăn, thách thức đối với cấp ủy, chính quyền và lực lượng Công an địa phương trong việc phòng ngừa, ngăn chặn các vụ việc vi phạm do khẩu súng gây ra.

Việc thay đổi thói quen vốn ăn sâu vào tiềm thức nhân dân không thể là chuyện một sớm, một chiều. Các chiến sỹ phòng PC64 cùng chính quyền địa phương trực tiếp xuống cơ sở, thực hiện "4 cùng” với nhân dân để tuyên truyền, giúp người dân nâng cao nhận thức pháp luật. Với người dân tộc, già làng, trưởng bản, thầy mo, thầy cúng, người có uy tín trong cộng đồng có tiếng nói quyết định tới việc lớn, bé trong bản. Tiếng nói của họ có giá trị hơn hàng chục buổi tuyên truyền, vận động theo phương thức truyền thống. Nắm bắt điều đó, tổ công tác đã tranh thủ người có uy tín để tuyên truyền, vận động con cháu tự nguyện giao nộp súng. Khi biết thông tin anh Sùng A Páo (người dân trong xóm) đang cất giữ một khẩu súng quân dụng. ông Sùng A Giống, là người có uy tín trong đồng bào Mông đã nhiều lần trực tiếp tới gia đình Páo tìm hiểu, đồng thời vận động, thuyết phục để Páo nhận ra việc tàng trữ vũ khí quân dụng là vi phạm. ông đã kiên trì tác động, thuyết phục bằng tình làng, nghĩa xóm. Sau đó không lâu, Páo đã nhận ra sai lầm và tự giác tới UBND xã Pà Cò giao nộp 1 khẩu súng AK và 1 hộp tiếp đạn…

Từ tấm gương điển hình của ông Sùng A Giống, cấp ủy, chính quyền xã đã nhân rộng ra toàn xã. Các già làng như: Sùng A Xa, Sùng A Dễ ở xã Pà Cò; Vàng A Tình ở xã Hang Kia… đều là nhân tố tích cực trong vận động người dân giao nộp vũ khí. Toàn huyện đã thu hồi trên 3.000 khẩu súng các loại, 154 kg đạn ria các loại; 100 nòng sắt chế tạo súng săn, 6 kg đạn súng hơi...

Từ thành công của việc phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng, Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH đã tham mưu chính quyền các địa phương trong tỉnh làm tốt công tác tranh thủ người có uy tín tại địa phương mình; tổ chức cho già làng, trưởng bản học tập kinh nghiệm ở các địa phương khác để vận dụng vào thực tế địa phương. Nhờ uy tín của mình, các già làng, trưởng bản đã góp phần quan trọng vào thành công của Đề án 1081 của UBND tỉnh về tổng thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trong nhân dân. Đến nay, toàn tỉnh đã thu hồi trên 10.000 khẩu súng các loại, hàng trăm kg thuốc nổ, đạn, nòng súng và vũ khí thô sơ khác, góp phần mang cuộc sống bình yên và hạnh phúc cho nhân dân.


Như Hùng (TTV)


Các tin khác


Triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2018

(HBĐT) - Ngày 20/4, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai công tác PBGDPL năm 2018. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng chủ trì hội nghị.

Yên Bái mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Lê Duy Phong

Sáng ngày 20/4, Tòa án Nhân dân thành phố Yên Bái (tỉnh Yên Bái) đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự bị cáo Lê Duy Phong, nguyên là Trưởng Ban Bạn đọc - Báo điện tử Giáo dục Việt Nam bị truy tố về tội "Cưỡng đoạt tài sản” trong vụ án xảy ra trước đó vào tháng 6/2017 khi Lê Duy Phong đến thành phố Yên Bái tìm hiểu thông tin viết bài về tài sản, công trình xây dựng trên đất của một số cán bộ lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh Yên Bái.

Chiến dịch giải phóng Đà Nẵng: Đánh giá đúng tình hình, xác định đúng thời cơ

Trước diễn biến mau lẹ ở chiến trường, đặc biệt là thắng lợi của ta ở Trị - Thiên và Nam - Ngãi, ngày 25/3/1975, Bộ Chính trị và Quân ủy T.ư quyết định mở Chiến dịch Đà Nẵng (Mặt trận Quảng Đà) nhằm tiêu diệt quân địch co cụm ở Quảng Đà, TP Đà Nẵng, giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Đà. Cùng ngày, Bộ Tổng tư lệnh truyền đạt chỉ thị cho Quân đoàn 2 phối hợp với Quân khu 5 hình thành thế bao vây Đà Nẵng từ nhiều hướng, theo tình huống địch rút chạy với phương châm "nhanh nhất, kịp thời nhất, táo bạo nhất, bất ngờ nhất nhưng chắc thắng”.

Chiến dịch Trị Thiên - Huế: Đòn tiến công chiến lược mùa Xuân 1975

Trong lúc chiến dịch Tây Nguyên tập trung phản kích đánh địch ở Buôn Ma Thuột và tổ chức trận đánh tiêu diệt các lực lượng còn lại của Quân đoàn 2 ngụy rút chạy trên đường số 7. Thực hiện sự chỉ đạo của Quân ủy T.ư và Bộ Tổng tư lệnh, Quân khu Trị Thiên, Quân đoàn 2 đã mở chiến dịch Trị Thiên - Huế (từ ngày 5/3- 26/3/1975) nhằm bao vây, tiêu diệt tập đoàn phòng ngự thuộc Quân đoàn 1 - Quân khu 1 quân đội Sài Gòn ở Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.

Trường quân sự tỉnh: Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ giữa nhiệm kỳ 2015-2020

(HBĐT) - Ngày 19/4, Trường quân sự tỉnh đã tổ chức Hôi nghị kiểm điểm giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Trường quân sự nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Tử hình 6 đối tượng trong đường dây buôn hơn 5.000 bánh heroin

Ngày 19/4, tại Quảng Ninh, sau hai ngày mở phiên xét xử phúc thẩm 11 bị cáo trong đường dây ma túy xuyên quốc gia với số lượng hơn 5.000 bánh heroin, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội tuyên án tử hình đối với 6 bị cáo, hai bị cáo nhận án chung thân, các bị cáo còn lại nhận mức án từ 2 đến 22 năm tù.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục