Trong lần lên thăm con trai tại bản Tà Dê, bà Đinh Thị Vương (SN 1963, mẹ trùm ma túy Nguyễn Thanh Tuân) nhiều lần khuyên con trai ra hàng để hưởng sự khoan hồng của pháp luật nhưng bất thành.


Bà Đinh Thị Vương (mẹ Nguyễn Thanh Tuân) tại quê nhà

 

Trùm ma túy dọa giết cả nhà chủ tịch xã

Sáng 2/7, năm ngày sau Ban chuyên án 18TN, 19TN do Công an tỉnh Sơn La chủ trì phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an huy động hàng trăm cảnh sát trang bị vũ khí, xe bọc thép vây ráp, tiêu diệt ổ nhóm tội phạm ma túy do Nguyễn Thanh Tuân (SN 1983, còn gọi là Trăng, quê xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, Hà Nội) cầm đầu, người dân bản Tà Dê, xã Lóng Luông (Vân Hồ, Sơn La) đã sinh hoạt bình thường trở lại.

Trao đổi với Tiền Phong, ông Tếnh A Chìa – Chủ tịch UBND xã Lóng Luông cho biết, sau khi sử dụng thiết bị dò mìn và nhiều thiết bị nghiệp vụ khác tại hiện trường, lực lượng chức năng đã huy động nhiều xe ủi, máy xúc phá hủy toàn bộ sào huyệt của Tuân và Thuận gồm nhiều căn nhà được thiết kế tường bê tông kiên cố, boong-ke cố thủ và hầm ẩn trú. Hiện, cảnh sát đã rời đi nhưng còn lực lượng dân quân tự vệ, cảnh sát khu vực đảm bảo an ninh trật tự. Khu vực này vẫn được căng dây phong tỏa.

Ông Chìa cũng cho biết, thời điểm năm 2013, khi Tuân và Thuận tới cư trú, người dân phản ánh về sự xuất hiện của người lạ. Họ thuê nhà của một người dân trong bản làm nơi ở. Sau đó, lãnh đạo xã đi kiểm tra thực tế, yêu cầu những người này xuất trình giấy tờ, đăng ký tạm trú nhưng hắn không hợp tác. Những năm sau, Tuân và đám đàn em, đệ tử nhiều lần bất hợp tác với lực lượng chức năng, thậm chí còn nhắn tin, gọi điện dọa giết nhiều cán bộ địa phương.

Năm 2017, xã làm con đường vào Tà Dê, đi qua nhà Tuân. Địa phương thông báo việc dịch bức tường nhà để làm đường. Hắn chẳng nói chẳng rằng nhưng một số đàn em hắn mang súng AK ra đe dọa, không cho làm. Tuy nhiên sau đó, Tuân làm một bức tường khác lùi vào bên trong, rồi đập bỏ phần tường cũ.

"Cán bộ địa phương từng gửi giấy yêu cầu Tuân, Thuận rời khỏi địa phương nhưng nhóm này bất hợp tác, liên tục đe dọa cán bộ và người dân. Chúng nhiều lần nhắn tin, gọi điện dọa: mày có muốn chết không? Không chỉ dọa mình, chúng còn sử dụng số lạ gọi đe dọa giết vợ con, người thân mình và một số cán bộ xã khác. Chưa dừng lại, đám đệ của Tuân thường xuyên đeo súng đi khắp bản, quanh sào huyệt. Mình từng gặp nhóm người này, có hỏi thì chúng bảo mang súng đi bắn chim”, ông Chìa nói.


Chân dung ông trùm ma túy khét tiếng Nguyễn Thanh Tuân và ngôi nhà ông trùm Nguyễn Thanh Tuân ở quê huyện Thạch Thất (Hà Nội).

Ông trùm về thăm mẹ bằng xế sang

Trao đổi với Tiền Phong chiều 2/7, Trưởng công an xã Yên Trung (Thạch Thất, Hà Nội) – ông Nguyễn Duy Hưng cho biết, sau khi Tuân bị tiêu diệt, gia đình đã đưa thi thể Tuân về an an táng tại quê nhà.

Trước đó một tháng, Bộ Công an về địa phương đưa thư kêu gọi ra hàng cho mẹ và vợ Tuân. Ngày 27/6, khi lực lượng cảnh sát quyết định vây bắt cũng mời mẹ và người thân Tuân lên bản Tà Dê, xã Lóng Luông để khuyên nhủ nhưng hắn bất tuân.

Theo ông Hưng, Nguyễn Thanh Tuân là người dân tộc Mường, được sinh ra và lớn lên tại thôn Lặt, xã Yên Trung. Tuân là con cả trong gia đình bần nông có hai anh em trai. Năm lên 9 tuổi, hắn bỏ học ở nhà đi làm nhưng thuở niên thiếu chưa từng gây gổ, có điều tiếng. Năm 2002, Tuân bỏ đi làm kiếm tiền xa nhà. Năm 2003, hắn trở về quê lấy vợ tại địa phương và sinh liền hai cô con gái rồi lại bỏ đi biền biệt.

Năm 2009, Tuân bất ngờ trở về quê thăm vợ con với hình ảnh hoàn toàn khác. Thời điểm ấy, dân làng còn rất nghèo thì Tuân đã thể hiện mình là người có nhiều tiền. Hắn luôn di chuyển trên chiếc Inova màu trắng, đeo dây chuyền vàng gắn nanh hổ, tay đeo vòng bạc và có nhiều người đi bên cạnh. Liên tiếp những lần về thăm nhà sau đó vào những năm 2011, 2012, mỗi lần xuất hiện hắn đều ngồi trên chiếc ô tô tiền tỷ như Fortuner, Hummer...

Giữa năm 2012, hắn xây cho bố mẹ và vợ con một ngôi nhà mái Thái to đẹp nhất xã ở cuối xóm và mua sắm nhiều đồ đạc bằng gỗ đắt tiền. Những liên tiếp sau đó, Bộ Công an, Công an tỉnh Quảng Ninh, Công an tỉnh Sơn La phát lệnh truy nã Nguyễn Thanh Tuân về tội "Mua bán trái phép ma túy”. Lúc này mọi người mới biết hắn buôn ma túy, là tội phạm nguy hiểm.

 Đánh giá về ông trùm ma túy khét tiếng này, Trưởng công an xã Trung Yên cho biết, Tuân có ngoại hình đẹp trai và chưa từng gây sự, gây rối trật tự tại địa phương. Ông trùm ít khi về quê nhưng mỗi lần về chỉ chớp nhoáng trong đêm hoặc một vài ngày rồi đi nên ít có người ngoài được tiếp xúc, nói chuyện. Khi về địa phương, dù ít ra ngoài nhưng gặp người quen hắn vẫn chào hỏi bình thường.

Từng đưa mẹ lên "thủ phủ ma túy" Lóng Luông

Trong ngôi nhà mái Thái ở cuối xóm Lặt, xã Yên Trung (Thạch Thất, Hà Nội), bà Đinh Thị Vượng (SN 1963, mẹ Tuân) cho biết, gia đình đã nhận thi thể và an táng cho Tuân tại quê nhà. Nhắc về con trai cả, bà cho biết khi bỏ nhà đi làm ăn xa Tuân ít khi về thăm. Mỗi lần về chơi, thấy mẹ hỏi làm việc gì, Tuân chỉ nói đi buôn gỗ. Khi cảnh sát phát lệnh truy nã, bà và gia đình mới biết con trai là tội phạm buôn ma túy.

"Sau khi bị truy nã, có lần Tuân từng đưa tôi lên bản Tà Dê, xã Lóng Luông. Tại đây, tôi nhiều lần khuyên nhủ ra đầu thú để hưởng sự khoan hồng của pháp luật nhưng Tuân nói: Đã muộn rồi! Con ở đây còn được sống. Lúc ấy, tôi chỉ biết khóc”, bà Vượng nói.

Cũng theo bà Vượng, ngày 27/6 khi con trai bị lực lượng chức năng vây bắt bà được cảnh sát thông báo và mời lên khuyên con trai ra hàng. Bà được cảnh sát đưa vào bản Tà Dê trên chiếc xe bọc thép.

Do không có số điện thoại, bà chỉ còn cách nói qua phát thanh khuyên ra hàng nhưng không nhận được sự hồi âm của con trai. Sau khi nhận thông báo Tuân đã chết, bà cùng gia đình đưa thi thể về an táng tại vườn trong nhà theo nguyện vọng của con trai.

 

                           TheoTienphong

Các tin khác


Triển khai nhiệm vụ công tác QP - QSĐP 6 tháng cuối năm 2018

(HBĐT) - UBND huyện Cao Phong vừa tổ chức sơ kết công tác QP - QSĐP 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018.

Điểm tựa của nhân dân

(HBĐT) - Trận mưa lũ kinh hoàng trung tuần tháng 10/2017 đã để lại hậu quả vô cùng khủng khiếp. Nỗi đau mất mát còn hiện hữu cả về vật chất và tinh thần của người dân huyện Đà Bắc.

TAND Kỳ Sơn -Thụ lý, giải quyết 56 vụ án, vụ việc các loại

(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm nay, TAND huyện Kỳ Sơn đã thụ lý, giải quyết xong 44/56 vụ án, vụ việc các loại, đạt tỷ lệ 78,57%.

Vụ vây bắt trùm ma túy ở Sơn La: Thu 38 khẩu súng, hơn 6.000 viên đạn

Liên quan đến chuyên án đấu tranh, xử lý nhóm đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm tại bản Lũng Xá, Tà Dê, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ (Sơn La), đến sáng 30/6, lực lượng công an tiếp tục công tác khám nghiệm hiện trường và nơi trú ẩn của đối tượng Nguyễn Thanh Tuân.

Những chiến sỹ ngăn chặn tội phạm gieo rắc “cái chết trắng”

(HBĐT) - Để công tác đấu tranh phòng, chống ma túy có hiệu quả, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an tỉnh) đã chủ động phối hợp lực lượng cơ sở 11 huyện, thành phố và các phòng chức năng nắm chắc diễn biến tình hình, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm ma túy. Qua đó đã xác định các địa bàn và đối tượng trọng điểm, triển khai các biện pháp đấu tranh, tập trung lực lượng, xác lập chuyên án, phương án cụ thể đánh mạnh vào các đầu mối cung cấp nhằm triệt xóa tận gốc điểm, tụ điểm mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy, đặc biệt là tội phạm mua bán, vận chuyển ma túy trên tuyến quốc lộ 6, từ các tỉnh Tây Bắc về các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Hòa Bình 20 năm thành lập và phát triển

(HBĐT)- Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) Nhà nước tỉnh được thành lập theo Quyết định số 501/QĐ-UB ngày 1/7/1998 của UBND tỉnh. Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục