Loại tội phạm sử dụng thủ đoạn nhắn tin qua điện thoại di động, hoặc gọi điện bằng số điện thoại lạ, số sim rác... để khủng bố tinh thần, tống tiền, tống tình, đe dọa giết người đang ngày càng phức tạp và có chiều hướng gia tăng.


Tội phạm sử điện thoại di động để nhắn tin, gọi điện đe dọa tính mạng, khủng bố tinh thần người khác ngày càng phức tạp

Mặc dù lực lượng chức năng của Bộ Công an mới đây đã nhanh chóng điều tra làm rõ và bắt giữ được các đối tượng nhắn tin đe dọa nhiều lãnh đạo Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội ở một số địa phương nhằm mục đích chiếm đoạt tiền nhưng dư luận xã hội và người dân vẫn không khỏi bức xúc và lo lắng trước sự lộng hành, táo tợn của loại tội phạm này. 

Cũng phải nói rằng, sau vụ việc Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh và Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh bị đối tượng Nguyễn Trọng Phương (37 tuổi, ở Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội) nhắn tin đe dọa giết người vào đầu năm 2017 thì suốt thời gian qua, tại nhiều địa phương trong cả nước như Đà Nẵng, Hà Nội Cần Thơ, Đồng Nai... đã xảy ra nhiều vụ nhắn tin khủng bố tinh thần, đe dọa tính mạng, tống tiền đối với không ít cá nhân là lãnh đạo, cán bộ có vị trí cao trong cơ quan Nhà nước, hoặc chủ doanh nghiệp. Cùng với đó là rất nhiều vụ nhắn tin, gọi điện nhằm mục đích hăm dọa, rồi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trước sự cả tin, mất cảnh giác của không ít người.  

Theo cơ quan Công an, loại tội phạm sử dụng thủ đoạn nhắn tin qua điện thoại di động, hoặc gọi điện bằng số điện thoại lạ, số sim rác... để khủng bố, tống tiền, tống tình, đe dọa giết người đang ngày càng phức tạp và có chiều hướng gia tăng. 

Thủ đoạn, phương thức hoạt động của loại tội phạm này cũng ngày càng tinh vi hơn, nhất là trong bối cảnh công nghệ thông tin không ngừng phát triển. Nhiều đối tượng phạm tội dùng công nghệ gọi điện thoại, nhắn tin qua internet có thể hiển thị giả mạo các đầu số giống danh bạ của cơ quan chức năng, công an, bảo vệ pháp luật... khiến cho người nhận được các tin nhắn, hay cuộc gọi cảm thấy bối rối, lo sợ, hoặc tin tưởng nên buộc phải làm theo yêu cầu của những kẻ nhắn tin đe dọa, tống tiền, hoặc lừa đảo dẫn tới nhiều hậu quả và thiệt hại nghiêm trọng. Tinh vi hơn, có những đối tượng không chỉ sử dụng công nghệ cao mà còn có "kỹ năng”, thủ đoạn nhằm đánh vào tâm lý, hoàn cảnh gia đình của người bị nhắn tin, gọi điện khiến họ hoảng loạn, lo sợ và không có thời gian suy nghĩ thấu đáo, đúng đắn mọi việc.

Rõ ràng việc nhắn tin, gọi điện đe dọa, khủng bố, lừa đảo chiếm đoạt tài sản... là những hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội, gây bất ổn an ninh trật tự xã hội và khiến cộng đồng, người dân hoang mang lo lắng. 

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc phát hiện và xử lý đối với loại tội phạm này vẫn còn có những hạn chế nhất định. Bởi lẽ có không ít vụ nhắn tin, gọi điện đe dọa tính mạng, khủng bố tinh thần mà đối tượng đe dọa và nạn nhân có quan hệ quen biết, có quan hệ tình cảm, hoặc do cả hai có phát sinh mâu thuẫn và vì một lý do nào đó nên nạn nhân không dám tố cáo hành vi này với cơ quan công an. Bên cạnh đó, cũng có những vụ mà cả đối tượng nhắn tin, gọi điện và nạn nhân đều cùng vi phạm pháp luật nên nạn nhân ngại tố cáo vì sợ hành vi vi phạm pháp luật của mình sẽ bị phanh phui. Ngoài ra còn có những nạn nhân thiếu hiểu biết pháp luật, cả tin nên đã không trình báo với cơ quan chức năng.

Để ngăn loại tội phạm nhắn tin, gọi điện khủng bố tinh thần, đe dọa giết người, hay lừa đảo chiếm đoạt tài sản... đòi hỏi cơ quan công an cũng như các cơ quan bảo vệ pháp luật cần tăng cường hơn nữa các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn nhằm bảo vệ người bị đe dọa, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra. Đồng thời tập trung điều tra, truy bắt và xử lý thật nghiêm bất cứ đối tượng nào có hành vi khủng bố tinh thần, đe dọa tính mạng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác. 

Đối với các nhà mạng, cần tăng cường quản lý, thực hiện nghiêm túc, triệt để việc thu hồi sim rác, kiên quyết không bán sim cho người nào không khai báo đầy đủ thông tin về nhân thân. 

Về phía người dân khi có cuộc gọi điện thoại, tin nhắn của người lạ thì cần phải bình tĩnh, cảnh giác, không làm theo yêu cầu của đối tượng và nhanh chóng trình báo đến cơ quan công an để xác minh, làm rõ.

 

              Theo SGGP

Các tin khác


Điều tra vụ máy tính chứa dữ liệu, hồ sơ đất đai bị mất

Tối 24-10, Công an huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam cho biết, Cơ quan Điều tra Công an huyện khẩn trương điều tra, làm rõ vụ kẻ gian trộm máy tính chứa dữ liệu, hồ sơ địa chính của một đơn vị đo đạc bản đồ xảy ra tại xã Bình Giang, huyện Thăng Bình.

Xét xử nguyên Sư đoàn trưởng 363 và đồng phạm vụ tự ý bán đất quốc phòng

Sáng 24.10, tại Trại tạm giam quân sự Quân khu 3 (thành phố Hải Phòng) diễn ra phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ vi phạm các quy định về quản lý đất đai tại khu vực đất quốc phòng.

Tạm giam thêm một đối tượng liên quan đến vụ tham ô ở Thanh Thủy

Ngày 23/10, ông Đoàn Minh Hương-Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ cho biết vừa phê chuẩn lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Anh Tuấn (sinh năm 1975), là Phó trưởng phòng Phòng Tài nguyên-Môi trường kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng giải phóng mặt bằng huyện Thanh Thủy (Phú Thọ).

Đánh sập nhóm chuyên cho vay nặng lãi, ném chất bẩn và bom xăng để đòi nợ

Công an tỉnh Hải Dương vừa bắt giữ nhóm 4 đối tượng ở huyện Bình Giang để điều tra làm rõ hành vi chuyên cho vay nặng lãi, ném chất bẩn, bom xăng, xịt sơn để khủng bố tinh thần, gây áp lực để đòi nợ.

Ủng hộ không phục hồi bằng cử nhân cho thẩm phán dùng bằng giả

Trao đổi bên hành lang Quốc hội sáng 23/10, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình khẳng định ông hoàn toàn ủng hộ Trường Đại học Luật Hà Nội trong việc không phục hồi bằng Cử nhân Luật đã thu hồi trước đó của bà Nguyễn Thị Nga, nguyên Thẩm phán Tòa án Nhân dân thành phố Thái Nguyên vì sử dụng bằng tốt nghiệp cấp 3 giả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục