Khai nhận trước tòa phúc thẩm, Vũ "nhôm" cho biết ngoài tên chính Phan Văn Anh Vũ, bị cáo còn có 2 giấy chứng minh nhân dân mang tên Lê Văn Sáu và Trần Đại Vũ. Và, trong một lần giao dịch, Vũ "nhôm" từng bán cổ phần cho chính mình.


Ai là người nói với Vũ "nhôm" về công ty bình phong?

Chiều 10.6, TAND cấp cao tại Hà Nội tiếp tục phiên phúc thẩm xét xử vụ án Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm") và 4 cựu cán bộ ngành công an theo kháng nghị của Viện Kiểm sát và kháng cáo của các bị cáo.

Trong phần xét hỏi cuối ngày, bị cáo Phan Văn Anh Vũ cho biết tiếp tục kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm vì đã khai báo đúng sự thật khách quan tại cơ quan điều tra.

Theo Vũ "nhôm", người trực tiếp giao nhiệm vụ cho bị cáo là Phan Hữu Tuấn, cựu Trung tướng, cựu Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo - Bộ Công an.

Tại tòa, Vũ "nhôm" cho biết được tuyển vào ngành tình báo từ năm 2009; hai Cty do Vũ làm Chủ tịch HĐQT và đại diện theo pháp luật là Công ty Bắc Nam 79, Công ty Nova Bắc Nam 79 được sử dụng làm Cty bình phong của Tổng cục Tình báo - Bộ Công an.

Tuy nhiên, Vũ "nhôm" khẳng định, thời điểm Cty được sử dụng làm Cty bình phong, Vũ hoàn toàn không được biết. HĐXX hỏi: "Ai là người thông báo cho bị cáo biết các Cty Bắc Nam 79 và Nova Bắc Nam 79 được công nhận, sử dụng là tổ chức bình phong?".

Bị cáo Vũ "nhôm" không trả lời trực tiếp câu hỏi này mà xin HĐXX cho phép trình bày. Tuy nhiên, Chủ tọa phiên tòa từ chối, nói rằng, đây là phần xét hỏi, bị cáo phải trả lời trực tiếp vào câu hỏi một cách ngắn gọn, hoặc có thể không trả lời - đó là quyền của bị cáo.




Vũ "nhôm” tại tòa. Ảnh: Ngô Cường

Vũ "nhôm" đã trả lời chủ tọa Nguyễn Vinh Quang rằng "đó là cựu Trung tướng Phan Hữu Tuấn", đồng thời khẳng định, đến cuối năm 2017, sau khi bị cáo bị bắt, các doanh nghiệp nêu trên vẫn tồn tại, hoạt động.

"Tại sao gọi là Cty cổ phần mà chỉ có mỗi mình bị cáo, vậy thì cổ phần với ai?”, chủ tọa truy vấn. Vũ "nhôm" tiếp tục được xin trình bày, nhưng chủ tọa ngắt lời, nói rằng: "Đến phần tranh luận, HĐXX cho bị cáo nói nửa ngày".

Vũ "nhôm" sử dụng bí danh trong trường hợp nào?

Tiếp theo, chủ tọa công bố, theo tài liệu có trong hồ sơ, Bắc Nam 79 khi thành lập (31.7.2009) với 3 cổ đông, trong đó có Vũ và 2 cán bộ công an. Đến tháng 12.2013, Cty này tăng vốn điều lệ và tăng thêm cổ đông thành 4 người, trong đó, Vũ "nhôm" góp vốn bằng 2 tên là Phan Văn Anh Vũ và Lê Văn Sáu.

Đối với Cty cổ phần Nova 79, Vũ khai nhận, thành lập năm 2014, đến năm 2017 đổi tên thành Công ty Chấn Phong.

Quá trình xét hỏi tại tòa, Vũ "nhôm" thừa nhận đã sai với quy định của Luật Doanh nghiệp khi Cty có 3 cổ đông, nhưng chỉ có 2 chữ ký.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này có sự tham gia góp vốn của Vũ "nhôm" - khi đó là trung tá công an - cùng 2 người khác cũng là sĩ quan công an, là không đúng quy định của Luật Doanh nghiệp, khi sĩ quan không được tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp.

Về ý này, trước đó, trả lời HĐXX, ông Phan Hữu Tuấn cũng thừa nhận điều này không đúng quy định của pháp luật.

Chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo Phan Văn Anh Vũ: "Bị cáo sử dụng các bí danh Lê Văn Sáu, Trần Đại Vũ vào những trường hợp nào?".

"Bị cáo sử dụng các tên đó trong thi hành nhiệm vụ, trong công việc, không sử dụng mục đích cá nhân, cũng không gọi ở nhà”, Vũ "nhôm" đáp, đồng thời thừa nhận được Công an TP. Đà Nẵng cấp 2 giấy chứng minh nhân dân và cùng lúc sử dụng 3 tên.

Đáng chú ý, Vũ "nhôm” thừa nhận đã nhiều lần ký các hợp đồng theo dạng "3 trong 1”. Bị cáo ký hợp đồng số 11 ngày 27.8.2010 có nội dung Phan Văn Anh Vũ chuyển nhượng cho Lê Văn Sáu 70% cổ phần.

Khi chủ tọa hỏi việc bị cáo tự bán cổ phần cho chính mình thì đúng hay sai, vì theo Bộ luật Dân sự thì đại diện Cty không được tự xác lập giao dịch dân sự với chính mình, lúc này, Vũ "nhôm” mới thừa nhận là sai.

                                                                              Theo báo Lao Động

Các tin khác


Thực hiện tốt phương châm “Tích cực, khẩn trương, hiệu quả” trong đấu tranh với tội phạm tham nhũng, kinh tế

(HBĐT) - Qua nắm bắt tình hình và thông tin từ quần chúng nhân dân, lực lượng An ninh kinh tế - Công an tỉnh đã phát hiện một số nhân viên y tế có hành vi "tuồn” thuốc từ Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh bán ra bên ngoài. Từ đây, một chuyên án đấu tranh được thành lập.

Điều động 58 cán bộ, chiến sỹ đảm nhiệm chức danh Công an xã

(HBĐT) - Ngày 7/6, Công an tỉnh phối hợp với Trường Cao đẳng ANNDI – Bộ Công an tổ chức Lễ bế giảng lớp Bồi dưỡng cán bộ Công an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an xã, thị trấn tại địa bàn tỉnh Hòa Bình – khóa I năm 2019 và điều động 58 cán bộ, chiến sỹ đảm nhiệm chức danh Công an xã.

13 năm tù cho “nữ quái” chuyên lừa đảo chiếm đoạt tài sản

(HBĐT) - Ngày 7/6, Tòa án nhân dân tỉnh đã mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Bạch Thị Phúc (sinh năm 1957), hộ khẩu thường trú tại xã Mông Hoá (Kỳ Sơn) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điểm a, khoản 4, điều 139, Bộ Luật hình sự 1999.

Kiểm soát kê khai tài sản, thu nhập góp phần phòng, chống tham nhũng

(HBĐT) - Ngày 7/2/2014, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 22/CT-TƯ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản. Qua 5 năm thực hiện, việc quản lý, khai thác bản kê khai tài sản được các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc. Từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong kê khai và kiểm soát tài sản, thu nhập, xác định việc minh bạch tài sản, thu nhập là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, một trong những giải pháp quan trọng để phòng ngừa tham nhũng.

Xã Phú Lão - điểm sáng trong giữ gìn an ninh trật tự

(HBĐT) - Với thế mạnh về du lịch tâm linh, hàng năm, xã Phú Lão (Lạc Thủy) thu hút đông đảo du khách thập phương đến hành hương, chiêm bái. Đây là điều kiện thuận lợi để địa phương phát triển, song cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ANTT nếu không có biện pháp quản lý hiệu quả. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, Phú Lão không để xảy ra tình trạng móc túi, chèo kéo, "chặt chém” du khách; số vụ phạm pháp hình sự giảm theo từng năm; số đối tượng tù tha, đối tượng vi phạm vào diện quản lý, giáo dục tại cộng đồng tiến bộ…

Củng cố, duy trì 158 xã, phường, thị trấn không có tệ nạn mại dâm

(HBĐT) - Tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn mại dâm, tính từ năm 2018 đến hết tháng 5/2019, lực lượng Công an các cấp trong toàn tỉnh đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức kiểm tra 38 lượt cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm. Qua đó, đã cảnh cáo, nhắc nhở 12 cơ sở; bắt giữ 8 vụ, 30 đối tượng hoạt động mại dâm, xử lý hình sự 4 vụ (4 đối tượng), xử lý hành chính 4 vụ, 26 đối tượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục