(HBĐT) - Những ngày cuối tháng 5, công việc của đội ngũ cán bộ Phòng Tư pháp, Phòng VH-TT huyện Kỳ Sơn trở nên bận rộn hơn khi phải cử người xuống cơ sở hướng dẫn, tổ chức Hội thi hòa giải viên giỏi cấp xã.
Hội thi hòa giải viên giỏi xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) được thể hiện dưới hình thức sân khấu hóa nhằm nâng cao hiệu quả việc tuyên truyền pháp luật đến với người dân.
Đồng chí Nguyễn Trung Thành, Trưởng phòng Tư pháp huyện cho biết: Năm nay, cả 10/10 xã, thị trấn của huyện đều đăng ký tổ chức Hội thi hòa giải viên giỏi cấp xã. Đến nay đã có 3 đơn vị tổ chức xong hội thi. Đây là hoạt động được tổ chức nhằm chuẩn bị cho Hội thi Hòa giải viên giỏi cấp huyện và cấp tỉnh. Tuy nhiên, điều quan trọng là thông qua hình thức sân khấu hóa nhằm đưa kiến thức pháp luật đến với người dân một cách hiệu quả.
Được biết, trong những năm gần đây, huyện Kỳ Sơn luôn coi trọng việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) đến với người dân. Trong kế hoạch TTPBGDPL hàng năm của UBND huyện và UBND các xã, thị trấn đều lồng ghép nội dung tuyên truyền Hiến pháp năm 2013 và các văn bản luật mới được thông qua. Việc TTPBGDPL được tổ chức dưới nhiều hình thức như: tuyên truyền miệng, tổ chức các cuộc thi, hội thi, giao lưu văn nghệ, tọa đàm…
Ngay khi Hiến pháp năm 2013 được thông qua và có hướng dẫn thi hành, tháng 12/2014, UBND huyện Kỳ Sơn đã ban hành Kế hoạch số 125 về tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp, Kế hoạch số 130 về tổ chức cuộc thi viết "Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên địa bàn toàn huyện. Kết quả đã thu được hơn 3.000 bài dự thi. Cùng thời điểm, Phòng Tư pháp huyện tổ chức 1 hội nghị tại huyện cho hơn 100 đại biểu là báo cáo viên, tuyên truyền viên để giới thiệu, phổ biến về nội dung, ý nghĩa của Hiến pháp. Các xã, thị trấn tổ chức 10 hội nghị với khoảng 2.000 lượt người tham dự.
Thời gian qua, nội dung triển khai Hiến pháp, pháp luật của huyện tập trung vào một số nhiệm vụ chính như: Tổ chức giới thiệu, tập huấn, phổ biến nội dung, ý nghĩa của Hiến pháp, pháp luật; rà soát, lập danh mục đề xuất văn bản pháp luật cần bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới phù hợp với quy định của Hiến pháp; tổ chức các cuộc tọa đàm nhằm làm rõ và sâu sắc hơn những điểm mới của Hiến pháp, tạo cách hiểu thống nhất về các quy định của Hiến pháp; cung cấp tài liệu cho các tủ sách pháp luật xã, thị trấn để thực hiện tuyên truyền... Trong đợt cao điểm, hệ thống truyền thanh - truyền hình huyện dành thời lượng khoảng 15 phút/ngày, truyền thanh cơ sở dành khoảng 20 phút/ngày để tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp, pháp luật đến với nhân dân.
Đa dạng hoá các loại hình TTPBGDPL, 6 tháng đầu năm nay, huyện Kỳ Sơn đã tổ chức được 41 hội nghị tuyên truyền pháp luật với 2.956 lượt người tham dự. Đảm bảo thời lượng 1.185 giờ phát thanh trên hệ thống loa truyền thanh. Tổ chức được 51 buổi sinh hoạt câu lạc bộ, thu hút gần 200 lượt người đến tìm hiểu, khai thác tủ sách pháp luật ở các xã. Từ đó đã góp phần nâng cao kiến thức pháp luật cho nhân dân, không để xảy ra điểm nóng về ANTT. 6 tháng qua, trên địa bàn huyện xảy ra 19 vụ mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong nhân dân, đã hòa giải thành 16/19 vụ, tạo niềm tin của người dân đối với chủ chương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của địa phương.
Thúy Hằng
(HBĐT) - Với tinh thần đoàn kết của nhân dân, cùng chung tay ngăn ngừa tội phạm nên tình hình ANTT ở xóm Nam Hòa 1, xã Xuất Hóa (Lạc Sơn) luôn được giữ vững, ổn định. Điều này đã tạo động lực để bà con trong xóm tập trung phát triển kinh tế và đưa xóm trở thành đơn vị luôn đi tiên phong trong phát triển KT - XH của xã Xuất Hóa.
(HBĐT) - Liên tục từ năm 2016 - 2018, Phòng Cảnh sát điều tra (CSĐT) tội phạm về ma tuý (PC04) - Công an tỉnh được Bộ Công an tặng cờ "Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua vì an ninh Tổ quốc”. Nhiều cán bộ, chiến sỹ (CB, CS) được Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an, UBND tỉnh, Ban Giám đốc Công an tỉnh gửi thư khen, tặng bằng khen, giấy khen... Đó là những minh chứng rõ nét cho những nỗ lực vượt khó vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao của đơn vị.
(HBĐT) - Theo thống kê của lực lượng chức năng, trong tháng 5/2019, toàn tỉnh đã xảy ra 38 vụ tội phạm.
(HBĐT) - Hai năm trước, huyện Tân Lạc có đến gần 40 cơ sở cầm đồ hoạt động trá hình, cho vay với lãi suất "cắt cổ", hình thức đòi nợ đậm chất xã hội đen khiến nhiều vùng quê yên bình trở nên lao đao. Còn giờ đây, số cửa hàng giảm chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Có được điều này là nhờ cấp ủy, chính quyền địa phương, đặc biệt là Công an huyện đã có những biện pháp đấu tranh quyết liệt.
Ngày 20-6, Tòa án nhân dân huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) đã xét xử vụ án gây rối trật tự tại Cảng hàng không Thọ Xuân.