Cục CSGT đánh giá việc xử lý phạt nguội thông qua các clip do người dân cung cấp là một kênh hữu hiệu để tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông.
Trao đổi với Thanh Niên chiều 23.7, thượng tá Nguyễn Quang Nhật, Phòng Tuyên truyền và điều tra giải quyết tai nạn giao thông, Cục CSGT (Bộ Công an), cho biết thời gian qua CSGT và các địa phương đã xử lý nhiều trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, thông qua các clip do người dân quay lại rồi gửi đến lực lượng chức năng.
"Theo quy định pháp luật, các clip do người dân tự quay chưa được coi là bằng chứng, mà chỉ có thể xem là các tài liệu để lực lượng chức năng căn cứ vào đó tiến hành xác minh, xử lý”, thượng tá Nhật nói và cho biết Nghị định 46/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đã cho phép lực lượng CSGT sử dụng kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ do các tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt cung cấp làm căn cứ để xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
"Các đơn vị này đã được tập huấn về kỹ thuật, nghiệp vụ, cũng như được trang bị đầy đủ các phương tiện theo quy chuẩn, nên việc xác minh tương đối dễ dàng. Trong khi đó, các clip do người dân cung cấp rất đa dạng; nhiều trường hợp không rõ ràng về thời gian, địa điểm, nên để xác minh rất khó khăn”, ông Nhật cho hay.
Xem xét pháp điển hóa
Mặc dù vậy, thượng tá Nhật cho biết quan điểm của lãnh đạo Cục CSGT, cũng như các địa phương, là luôn hoan nghênh người dân phát hiện, ghi lại các bằng chứng vi phạm gửi đến lực lượng chức năng để xác minh, xử lý. Tuy nhiên, ông Nhật lưu ý nên quay rõ hình ảnh về địa điểm, thời điểm và phương tiện vi phạm, để việc xác minh của cơ quan chức năng được nhanh chóng, thuận lợi hơn; đồng thời, không lợi dụng việc quay lại hình ảnh người tham gia giao thông vi phạm để phục vụ cho mục đích xấu, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.
"Việc xử lý phạt nguội thông qua các clip do người dân cung cấp là một kênh hữu hiệu để tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông. Do đó, lãnh đạo Cục đang nghiên cứu để tiến tới đề xuất pháp điển hóa vấn đề này, tạo hành lang pháp lý cho người dân, cũng như lực lượng chức năng trong việc xử lý”, thượng tá Nhật cho biết.
Trao đổi với PV Thanh Niên hôm qua, một lãnh đạo Cục CSGT cũng xác nhận đang tính toán các bước để lập một cổng thông tin tập hợp hình ảnh vi phạm giao thông do người dân ghi lại, làm căn cứ phạt nguội.
Theo Báo Thanh Niên
Trong khoảng thời gian từ tháng 10/2018 đến tháng 5/2019, Nguyễn Đức Huy (32 tuổi, trú tại quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh) đã làm ra hơn 1 tỷ đồng tiền giả có mệnh giá 500.000 đồng.
(HBĐT) - Đại biểu Quách Thanh Hải, Tổ Đại biểu huyện Tân Lạc hỏi: Đề nghị Giám đốc Công an tỉnh (CAT) cho biết trách nhiệm của cá nhân cũng như của ngành Công an trong công tác đảm bảo ANTT cũng như bảo vệ an toàn cho kỳ thi THQG quốc gia năm 2018; mức độ sai phạm và tiến độ xử lý các khuyết điểm, vi phạm của CBCS công an có liên quan; nhận định, đánh giá của ông về tính chất, nội dung cũng như tiến độ và kết quả điều tra vụ án?
(HBĐT) - Theo thông tin từ lực lượng chức năng, vào hồi 06h00’ sáng ngày 19/7, tại khu vực xóm Tiểu Khu, xã Đồng Bảng (Mai Châu), Công an tỉnh phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý (C04) - Bộ Công an; Phòng phòng chống tội phạm ma tuý, Cục Nghiệp vụ và pháp luật - Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã phát hiện, bắt quả tang 4 đối tượng đang có hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý với số lượng rất lớn.
Lực lượng chức năng tỉnh Sơn La đã bắt giữ hai đối tượng về hành vi mua bán trái phép chất ma túy, thu giữ 6.000 viên ma túy tổng hợp và một số vật chứng liên quan khác.
(HBĐT) - Thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy) có 12 khu dân cư, chia thành 4 tổ. 2/3 dân số thị trấn làm kinh doanh, buôn bán, dịch vụ và nghề tiểu thủ công nghiệp. Địa bàn thị trấn có quốc lộ 21A và tỉnh lộ 438 chạy qua thuận tiện cho giao lưu hàng hóa, phát triển kinh tế, đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an ninh trật tự (ANTT).
(HBĐT) - 17h30 hàng ngày, dù đã hết giờ làm việc nhưng tại Đội Quản lý người Việt Nam xuất cảnh, Phòng Cảnh sát Quản lý xuất nhập cảnh (QLXNC) - Công an tỉnh, thượng uý Hoàng Thị Hường vẫn miệt mài làm việc. Đó cũng là hình ảnh quen thuộc không chỉ ở Đội của Hường mà đã trở thành hình ảnh quen thuộc ở Phòng Cảnh sát QLXNC (PA08) từ nhiều năm qua...