(HBĐT) - Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) là nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, công chức, viên chức và đồng bào vùng dân tộc thiểu số (DTTS), hàng năm, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả kế hoạch TTPBGDPL, nhất là chú trọng thực hiện Kế hoạch số 149, ngày 14/11/2017 của UBND tỉnh về việc thực hiện Đề án "Đẩy mạnh công tác PBGDPL và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 - 2021” trên địa bàn tỉnh. Từ đó, giúp đồng bào DTTS nâng cao nhận thức nhằm xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, giữ vững ANTT, đảm bảo an toàn xã hội.


Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện bằng hình thức đa dạng, phong phú. Ảnh: Đội hòa giải viên huyện Lạc Thủy xây dựng tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật tại Hội thi hòa giải viên giỏi cấp tỉnh năm 2019. 

Theo đánh giá của đồng chí Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, những năm qua, ở vùng dân tộc, vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn, công tác tuyên truyền được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nhằm đảm bảo mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều được phổ biến kịp thời, đầy đủ đến nhân dân, nhất là tới đồng bào DTTS, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của người dân, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển KT-XH, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Công tác TTPBGDPL ở vùng đồng bào DTTS được gắn với triển khai nhiệm vụ chính trị, lồng ghép thực hiện các chương trình, dự án phát triển KT-XH ở vùng đặc biệt khó khăn  như: Chương trình 135; chính sách hỗ trợ phát triển KT - XH vùng DTTS và miền núi; chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS; thực hiện cấp báo, tạp chí không thu tiền; cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ DTTS đặc biệt khó khăn; chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn...

Những năm qua, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp tổ chức 18 lớp TTPBGDPL; xây dựng các mô hình điểm thực hiện Đề án "Đẩy mạnh công tác PBGDPL và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS và miền núi"; cung cấp 2.000 cuốn hỏi - đáp về một số quy định của pháp luật và lĩnh vực công tác dân tộc cho cán bộ, công chức, cán bộ phụ trách công tác dân tộc ở cơ sở, cộng tác viên, tuyên truyền viên tại một số xã vùng đồng bào DTTS. Riêng năm 2018, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức 4 lớp TTPBGDPL vùng đồng bào DTTS cho 240 người tại các xã vùng khó khăn của 3 huyện: Lạc Sơn, Tân Lạc. Mai Châu. Tổ chức 2 lớp tập huấn tuyên truyền nâng cao năng lực cộng đồng về phòng, chống ma túy tại các xã Nà Mèo, Piềng Vế (Mai Châu). Năm 2019, Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục triển khai mô hình điểm thực hiện Đề án "Đẩy mạnh công tác PBGDPL và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS và miền núi" tại 3 xã.  

Bên cạnh đó, hoạt động tuyên truyền công tác dân tộc và chính sách dân tộc được chú trọng thực hiện thông qua đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc, đội ngũ tuyên truyền viên cấp xã, người có uy tín, già làng, trưởng bản; thông qua hội nghị, hội thảo, các cuộc thi dưới hình thức sân khấu hóa và tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng. Từ đó, giúp cho cán bộ làm công tác dân tộc, các tổ chức chính trị - xã hội và đồng bào vùng DTTS phát huy vai trò, chủ động, tích cực trong việc triển khai, giám sát và thực hiện các chính sách ở vùng dân tộc, góp phần phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đảm bảo QP-AN vùng DTTS.


Thu Hiền

Các tin khác


Tuyên án hàng loạt bị cáo mua bán người dưới 16 tuổi

Ngày 21/5, Hội đồng Xét xử Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Dương đã tuyên án đối với 15 bị cáo trong vụ án mua bán người dưới 16 tuổi, làm giả tài liệu của cơ quan và sử dụng tài liệu giả của cơ quan.

Huyện Lạc Thủy quyết liệt phòng, chống ma túy

Trong những năm qua, tình hình tội phạm về ma túy và tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ diễn ra khá phức tạp. Các đối tượng hoạt động ngày càng tinh vi, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các loại tội phạm và tệ nạn xã hội khác, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Do đó, Công an huyện Lạc Thuỷ đã làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng chức năng, tăng cường tuần tra kiểm soát, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm ma túy, góp phần thực hiện mục tiêu vì một cộng đồng sạch ma túy.

Tập trung thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng và an ninh

Thực hiện Nghị định số 03/2019/NĐ-CP, ngày 5/9/2019 của Chính phủ, thời gian qua, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh và Công an tỉnh đã phối hợp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn xã hội (TTATXH), đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương. Qua đó góp phần quan trọng giữ vững ổn định về an ninh chính trị (ANCT), đảm bảo quốc phòng - an ninh (QP-AN) trên địa bàn tỉnh.

Triệt phá đường dây sản xuất giấy phép lái xe, đăng ký xe giả

Ngày 20/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố các bị can: Lê Xuân Giáp, Trịnh Thị Thu, Nguyễn Văn Tĩnh, Đặng Văn Nam và Hoàng Thị Hạnh về hành vi "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Công an huyện Tân Lạc bắt nhanh 2 đối tượng liên tiếp cướp tài sản trong đêm

Công an huyện Tân Lạc cho biết, đơn vị vừa bắt 2 đối tượng liên tiếp gây ra 2 vụ cướp trong đêm bằng hành vi đánh và xin "đểu” tiền người đi đường.

Xét xử sơ thẩm vụ án khai thác quặng lậu, rửa tiền tại Lilama

Ngày 20/5, Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai mở phiên tòa xét xử sở thẩm 17 bị cáo trong vụ án hình sự liên quan đến Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Thương mại Lilama; trong đó có một số bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục