Mặc dù lực lượng chức năng đã vào cuộc mạnh mẽ, các quy định pháp luật về kinh doanh đa cấp đã được điều chỉnh theo hướng thắt chặt quản lý, nhưng bằng nhiều chiêu trò biến tướng tinh vi và đánh vào lợi ích kinh tế, không ít người dân vẫn rơi vào "bẫy" kinh doanh đa cấp dẫn đến nợ nần.
Theo quy định tại Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp: Hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp chỉ được thực hiện đối với hàng hóa. Mọi hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp với đối tượng không phải là hàng hóa đều bị cấm; doanh nghiệp muốn hoạt động bán hàng đa cấp phải được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.
Theo quy định tại Điều 217a Bộ Luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)- Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp quy định: người nào tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hoặc hoạt động không đúng với nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp có thể bị phạt tiền tối đa đến 5 tỷ đồng, phạt tù tối đa đến 5 năm tù. Trường hợp phạm tội có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý theo Điều 174 Bộ Luật hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trên đây chỉ là một trong hàng ngàn chiêu trò, lừa đảo của các công ty kinh doanh đa cấp để thu hút lòng tham của người dân vào lợi nhuận siêu khủng mà mất cảnh giác với khả năng mất trắng số tiền đầu tư ban đầu.
Mới đây, Sở Công Thương Hà Nội cũng đã có văn bản chuyển Công an thành phố Hà Nội để điều tra, xác minh, xử lý đối với dấu hiệu vi phạm của Công ty cổ phần quốc tế Ước Mơ Việt về hoạt động kinh doanh đa cấp có dấu hiệu lừa đảo.
Đó là công ty này phát hành và bán cho người tham gia cuốn sổ có tên gọi "Bảo trì tài sản dân dụng". Sau khi người tham gia mua một gói đầu tư trị giá 50 triệu đồng, ngoài lời hứa lãi suất cao gấp 7 lần ngân hàng được trả hàng tháng, người tham gia được nhận về 25 cuốn sổ này.
Mỗi cuốn sổ bao gồm 10 tờ phiếu, gọi là phiếu bảo trì tài sản dân dụng. Các tờ phiếu sẽ được đem bán cho những người khác có nhu cầu bảo trì các tài sản trong nhà với giá 300.000 đồng/phiếu. Khi có hỏng hóc các thiết bị trong gia đình như: tivi, tủ lạnh... sẽ được sửa chữa miễn phí và trong trường hợp không sửa được có thể bồi thường lên đến 50% giá trị sản phẩm hư hỏng. Bán được nhiều phiếu người tham gia thu được nhiều tiền. Nếu người tham gia giới thiệu người mới sẽ được hưởng hoa hồng lên đến 20% giá trị gói đầu tư. Các đại lý sẽ được giảm 1/3 giá gốc + 7% tiền quản lý.
Theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, tính đến nay, trên địa bàn thành phố có 21 doanh nghiệp bán hàng đa cấp đăng ký hoạt động gồm các mặt hàng thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, đồ gia dụng.... Trong số đó, thực phẩm chức năng là mặt hàng có số lượng doanh nghiệp tham gia kinh doanh nhiều nhất, với trên 80% số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Số lượng người tham gia bán hàng đa cấp của 21 doanh nghiệp là 54.500 người, giảm 27% so với năm 2018. Các Sở, ngành của thành phố Hà Nội đã xử phạt vi phạm hành chính 6 doanh nghiệp bán hàng đa cấp với tổng số tiền phạt 640 triệu đồng trong năm 2019.
Riêng năm 2019, Sở Công Thương Hà Nội đã nhận được báo cáo, xin phép tổ chức hơn 600 hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp. Bên cạnh đó, Sở cũng đã ban hành văn bản thông báo về việc tổ chức hội nghị, hội thảo của các doanh nghiệp để các Sở, ngành, quận, huyện biết và thực hiện kiểm tra, giám sát theo thẩm quyền.
Ngoài ra, Sở cũng đã tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bán hàng đa cấp, các hành vi biến tướng, lừa đảo trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp để nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, người tham gia bán hàng đa cấp, người dân trên địa bàn tránh các hiện tượng tiêu cực, thiệt hại về kinh tế, gây mất ổn định trật tự xã hội. Đồng thời, Sở biên soạn cuốn tài liệu "Hỏi – đáp về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp" để phát đến các cơ quan, tuyên truyền đến người dân trên địa bàn.
Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, việc phối hợp liên ngành trong quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp được thực hiện ngày càng chặt chẽ và có hiệu quả. Sở đã chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan ban hành Quy chế phối hợp quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, trình UBND thành phố xem xét ban hành.
Song song với đó, Sở cũng thường xuyên phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các quận, huyện để cảnh báo về việc nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng mô hình kinh doanh đa cấp để lừa đảo như: Mô hình ví điện tử New Life, Future Net, Công ty CP Truyền thông đa phương tiện Bạch Gia, gần đây là cảnh báo dấu hiệu kinh doanh đa cấp trái phép của Công ty TNHH Life Care để người dân nâng cao cảnh giác, tránh bị dụ dỗ, lôi kéo…. Qua đó, hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn Hà Nội đã dần được kiểm soát chặt chẽ.
Tuy nhiên, do các công ty kinh doanh đa cấp hoạt động ngày càng tinh vi nên việc quản lý các đối tượng lợi dụng hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp để lừa đảo vẫn còn nhiều khó khăn. Cụ thể, các chủ thể kinh doanh đa cấp bất chính chuyển sang các mô hình hoạt động sử dụng phương thức đa cấp nhưng không mua bán hàng hóa thực sự, hoặc sử dụng công nghệ số, thương mại điện tử nhằm né tránh, qua mặt khi cơ quan quản lý thanh, kiểm tra.
Hiện nay, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển nên việc bùng nổ thương mại điện tử là tất yếu, do vậy hoạt động kinh doanh đa cấp có xu hướng ngày càng phát triển mạnh mẽ. Bối cảnh này đặt ra nhiều thách thức, khó khăn mới trong quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp, nhất là trong tương lai có sự áp dụng sâu rộng các công nghệ hiện đại.
Theo các chuyên gia kinh tế, các cơ quan chức năng cần sớm có quy định đón đầu cũng như áp dụng công nghệ hiện đại để kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả hoạt động này. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng cơ chế quản lý hiệu quả hoạt động bán hàng đa cấp ở địa phương; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, cảnh báo để người dân sớm nhận diện và phòng tránh trước các hoạt động này.
Sở Công Thương Hà Nội cho biết để người dân không bị mắc lừa kinh doanh đa cấp, Sở đã có những khuyến cáo cũng như tuyên truyền trên website của Sở về hoạt động bán hàng đa cấp. Bên cạnh đó, Sở thông tin về kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động bán hàng đa cấp.
Ngoài ra, Sở cũng đề nghị các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong quản lý hoạt động kinh doanh này tại địa bàn thành phố; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền và giám sát hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp tại địa bàn, gửi thông tin kết quả giám sát về Sở Công Thương Hà Nội để phối hợp quản lý.
Để tránh bị lôi kéo vào bẫy lừa đảo bán hàng đa cấp, ông Nguyễn Thanh Hải cũng khuyến cáo người dân cần nhận thức rõ các dấu hiệu lừa đảo như mời chào tham gia đầu tư, nộp tiền, hứa hẹn trả các khoản lợi nhuận cao bất thường; hay khuyến khích người mua gửi hàng tại kho của công ty khi nào bán được thì đến lấy; kinh doanh theo phương thức đa cấp nhưng không có sản phẩm hàng hóa....
Theo Baotintuc
(HBĐT) - Từng nhiều lần đại diện, bào chữa cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý (TGPL) khi các cơ quan tiến hành tố tụng chuyển vụ việc đến Trung tâm, nhưng chị Vũ Thị Hường, cán bộ Trung tâm TGPL tỉnh không thể quên ánh mắt hoảng loạn, sợ hãi của cô bé B.T.M.P (sinh năm 2008), trú tại xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) khi phải tham dự phiên tòa, đối mặt với kẻ bệnh hoạn là hàng xóm từng thực hiện hành vi xâm hại, hành hung và có ý định giết người, đốt xác cô bé để phi tang hòng che đậy hành vi tội lỗi.
Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng (cựu Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch HĐTV PVN).
Liên quan đến vụ án giết 5 người bằng súng ở Củ Chi, Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận đã phê chuẩn các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam 11 đối tượng để Cơ quan Công an điều tra về các tội: Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng.
(HBĐT) - Năm 2019 và tháng 1 năm nay, lực lượng chức năng Công an tỉnh và Công an các huyện, thành phố đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức kiểm tra, phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính 196 trường hợp vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên, khoáng sản, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ rừng...; ra quyết định xử phạt và đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 587,5 triệu đồng, tiêu hủy hàng hóa vi phạm tổng trị giá trên 400 triệu đồng.
(HBĐT) - Đến nay, toàn huyện Mai Châu tiếp tục duy trì hoạt động hiệu quả 759 tổ liên gia tự quản. Trong đó có 414 tổ liên gia tự quản về ANTT, 12 dòng họ tự quản về ANTT (tại xã Hang Kia và Pà Cò).
(HBĐT) - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, năm 2019 và tháng 1 năm nay, Công an huyện Cao Phong đã phối hợp với các phòng, ban, ngành, đoàn thể của huyện tổ chức 23 buổi tuyên truyền bằng hình thức giao lưu, giải đáp trực tiếp các câu hỏi của người dân về công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội tại nhà văn hóa các xã, thị trấn, thu hút 4.165 lượt cán bộ, đảng viên, nhân dân tham gia.