(HBĐT) - Ngày 3/2/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 20/3/2020), thay thế Nghị định số 78/2009/NĐ-CP và Nghị định số 97/2014/NĐ-CP. Báo Hòa Bình xin giới thiệu một số điểm mới của Nghị định số 16/2020/NĐ-CP.
Một là, Nghị định số 16/2020/NĐ-CP bổ sung quy định về hủy giá trị giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam đã cấp cho người thôi quốc tịch, tước quốc tịch, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam tại khoản 1, Điều 4 Nghị định: "Kể từ ngày quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của một người có hiệu lực pháp luật, giấy tờ quy định tại Điều 11 của Luật Quốc tịch Việt Nam đã cấp cho người đó không còn giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam. Vì vậy, nếu những người này vẫn cố tình sử dụng những giấy tờ quy định tại Điều 11 để chứng minh quốc tịch Việt Nam thì sẽ bị xử lý theo quy định tại khoản 2, Điều 6 của Nghị định”.
Trong các văn bản pháp luật về quốc tịch trước đây, do không có quy định này, nên nhiều trường hợp mặc dù đã được Chủ tịch nước cho thôi quốc tịch Việt Nam, nhưng vẫn sử dụng hộ chiếu, chứng minh nhân dân… để chứng minh tư cách công dân Việt Nam trong các giao dịch. Vì vậy, đã gây không ít khó khăn cho công tác quản lý, cũng như ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của người có liên quan.
Hai là, Nghị định số 16/2020/NĐ-CP khẳng định lại nguyên tắc 1 quốc tịch Việt Nam theo Điều 4 của Luật Quốc tịch, tạo cách hiểu và áp dụng thống nhất pháp luật đối với người có quốc tịch Việt Nam, đồng thời có quốc tịch nước ngoài.
Điều 4 của Luật Quốc tịch Việt Nam quy định về nguyên tắc quốc tịch Việt Nam như sau: "Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”.
Kể từ ngày 20/3/2020 (ngày Nghị định số 16/2020/NĐ-CP có hiệu lực), trên tất cả các loại giấy tờ, sổ sách có mục ghi "quốc tịch” do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài, chỉ được ghi "quốc tịch Việt Nam”, tuyệt đối không ghi thêm quốc tịch nước ngoài của người đó, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Ba là, những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quốc tịch.
Luật Quốc tịch Việt Nam và Nghị định số 78/2009/NĐ-CP đều không có quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quốc tịch, do đó, không có cơ sở pháp lý để xử lý khi phát sinh trên thực tế. Vì vậy, tại Điều 6, Nghị định số 16/2020/NĐ-CP đã bổ sung quy định mới về các hành vi bị nghiêm cấm, gồm các hành vi: Dùng giấy tờ giả, giấy tờ bị sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung; khai báo không trung thực, có hành vi gian dối để làm thủ tục giải quyết các việc về quốc tịch. Dùng giấy tờ không còn giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1, Điều 4 của Nghị định này để chứng minh đang có quốc tịch Việt Nam. Lợi dụng thẩm quyền được giao để cấp giấy tờ về quốc tịch Việt Nam, giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam, hoặc giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam trái quy định của pháp luật; xác nhận không có cơ sở, không đúng sự thật về người xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam. Lợi dụng việc nhập, trở lại, thôi quốc tịch Việt Nam và việc xin giữ quốc tịch nước ngoài khi được nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam để xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam.
Minh Phượng (TH)
(Sở Tư pháp)
Bốn đối tượng tấn công tổ công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã phải lĩnh án tù giam từ 6 đến 9 tháng.
"Sau khi phục hồi điều tra vụ đánh người tại đồn công an, điều quan trọng phải làm rõ động cơ, khuất tất trong vụ chìm xuồng này. Việc bắt tạm giam 4 đối tượng vừa qua cũng dần hé lộ những khoảng tối về mối quan hệ giữa vợ chồng Đường- Dương và những người có chức quyền trong tỉnh Thái Bình”, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội trao đổi với Tiền Phong xoay quanh vụ án Nguyễn Xuân Đường, tức Đường "Nhuệ”.
(HBĐT) - Trong quý I, Công an các địa phương trong toàn tỉnh đã lập 95 hồ sơ theo Nghị định số 111/2013/NĐ-CP của Chính phủ về áp dụng biện pháp quản lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
(HBĐT) - Thời gian qua, đơn vị chức năng Công an tỉnh đã triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Công an, UBND tỉnh về quản lý, rà soát người nước ngoài trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Thực hiện dự án đường kết nối đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 12B đi quốc lộ 1, huyện Yên Thủy cần giải phóng mặt bằng (GPMB) để bàn giao cho nhà thầu thi công chiều dài trên 9 km, tổng số 527 hộ dân bị ảnh hưởng. Với sự vào cuộc tích cực của địa phương, trong đó quan trọng hàng đầu là vai trò lãnh đạo của Huyện ủy, đến nay, Yên Thủy đã cơ bản hoàn thành công tác GPMB.
Cựu Phó trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Cao Bằng Lê Hải Thương bị tuyên án 20 năm tù vì đã lừa đảo 28 người, chiếm đoạt 3,65 tỷ đồng. Ông này kháng cáo nhưng không được chấp thuận.