(HBĐT) - Từ việc siết chặt, tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong hoạt động kinh doanh cầm đồ (KDCĐ), kinh doanh tài chính (KDTC), nhiều cơ sở hoạt động trá hình, có hành vi vi phạm bị xử lý hoặc tự giải tán. Nhờ đó, góp phần đẩy lùi, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm liên quan đến tín dụng "đen” trên địa bàn tỉnh.


Thời gian qua, lực lượng Công an tỉnh tăng cường tuyên truyền, cảnh báo về hoạt động tội phạm, nhất là tội phạm liên quan đến tín dụng "đen” cho Nhân dân. Ảnh: Cán bộ Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh) tuyên truyền về phòng, chống tội phạm cho cán bộ, Nhân dân thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc). 

Siết chặt quản lý

Theo thống kê, tính đến tháng 1/2021, toàn tỉnh còn 75 cơ sở KDCĐ, 156 người làm nghề, giảm 53 cơ sở so với năm 2018 (75/128 cơ sở). Trong đó, 4 cơ sở được Sở KH&ĐT cấp giấy chứng nhận (GCN) đăng ký doanh nghiệp, 71 cơ sở được Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND huyện, thành phố cấp GCN đăng ký hộ kinh doanh. Hiện, 100% cơ sở KDCĐ được đơn vị chức năng Công an tỉnh, huyện cấp GCN đủ điều kiện kinh doanh ngành nghề có điều kiện về ANTT.

Ngoài số cơ sở KDCĐ, toàn tỉnh còn 28 cơ sở KDTC (loại hình treo biển hiệu kinh doanh, mua bán, cho thuê xe, tư vấn tài chính, hỗ trợ tài chính) có GCN đăng ký kinh doanh. Việc cấp GCN đăng ký doanh nghiệp và GCN đăng ký hộ kinh doanh thuộc thẩm quyền của Sở KH&ĐT và Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND huyện, thành phố, giảm 81 cơ sở so với năm 2018.

Địa bàn tập trung nhiều cơ sở KDCĐ, KDTC là huyện Lạc Sơn với 27 cơ sở KDCĐ, 1 cơ sở KDTC; TP Hòa Bình 16 cơ sở KDCĐ, 15 cơ sở KDTC; huyện Lương Sơn 8 cơ sở KDCĐ, 5 cơ sở KDTC. Theo Thiếu tá Hoàng Thế Vinh, Đội phó Đội Đăng ký quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, ngành nghề kinh doanh có điều kiện và con dấu, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an tỉnh), từ việc siết chặt công tác quản lý hoạt động KDCĐ, KDTC của các cơ quan chức năng, hoạt động này đã được chấn chỉnh, đi vào nề nếp. 100% cơ sở KDCĐ, KDTC trên địa bàn tỉnh đều được cơ quan chức năng cấp phép, đảm bảo đủ điều kiện để kinh doanh. Nhờ đó, các cơ sở KDCĐ, KDTC lợi dụng để trá hình hoạt động tín dụng "đen” hiện đã bị giải tán, hoặc loại bỏ.

Nhiều cơ sở kinh doanh cầm đồ, kinh doanh tài chính bị xử lý

Cũng theo Thiếu tá Hoàng Thế Vinh, để ngăn chặn hoạt động của tội phạm lợi dụng KDCĐ, KDTC để trá hình cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự, UBND tỉnh đã ban hành quyết định thành lập tổ công tác liên ngành kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật đối với các cơ sở KDCĐ, các điểm KDTC. Qua công tác kiểm tra đánh giá một cách chính xác, khách quan thực trạng hoạt động kinh doanh của các cơ sở và công tác quản lý Nhà nước, quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT.

Theo đó, các đơn vị chức năng đã kiểm tra hành chính tại 25/74 cơ sở KDCĐ đang hoạt động. 50 cơ sở KDCĐ còn lại tổ công tác chưa kiểm tra được giao cho Công an các huyện, thành phố tự kiểm tra, xử lý nghiêm đối với cơ sở không hợp tác. Qua kiểm tra, xác định có khoảng 95% cơ sở đăng ký KDCĐ chấp hành đúng quy định pháp luật về thực hiện quản lý KDCĐ. Số còn lại (chiếm khoảng 5%) cơ sở đăng ký KDCĐ nhưng thực chất không hoạt động theo đúng quy định về quản lý cầm đồ, KDCĐ biến tướng như không có sổ quản lý theo dõi cầm đồ, không làm hợp đồng cầm đồ, không cầm cố tài sản. Trên thực tế, các cơ sở này cho khách vay tiền mà không cần thế chấp tài sản, khách hàng chỉ cần để lại CMND, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký xe là có thể vay được tiền. Hoạt động này trái với Nghị định số 96/2016/NĐ-CP quy định về hoạt động cầm đồ.

Song song với hoạt động kiểm tra các cơ sở cầm đồ, tổ công tác liên ngành của tỉnh đã kiểm tra hành chính 9/28 cơ sở KDTC được cấp phép hoạt động. Qua kiểm tra, chưa phát hiện cơ sở hoạt động vi phạm có liên quan đến KDTC cho vay tiền. Tuy nhiên, tổ công tác cũng ghi nhận những vi phạm chủ yếu của các cơ sở: không thực hiện đầy đủ điều kiện trong hoạt động kinh doanh về đăng ký và kê khai thuế.  

Thiếu tá Hoàng Thế Vinh nhấn mạnh: Từ việc siết chặt quản lý hoạt động KDCĐ, KDTC, tình hình tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tín dụng "đen” trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Không có các đối tượng lợi dụng hoạt động này để manh nha thành lập mới. Các điểm KDCĐ, KDTC giảm về số lượng do dừng hoạt động, chuyển đổi hình thức kinh doanh hoặc giải thể. Nhờ đó, các vụ việc phức tạp về ANTT được kiềm chế và đẩy lùi. Kết quả trên đã góp phần giữ vững ổn định tình hình ANTT tại địa phương.


Mạnh Hùng

Các tin khác


Thắm tình đoàn kết quân dân

(HBĐT) - Giai đoạn 2018-2020, LLVT tỉnh và các đơn vị đóng quân trên địa bàn đã tích cực, chủ động phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị thực hiện tốt hoạt động đoàn kết quân dân thông qua những việc làm cụ thể, thiết thực. Đây là nền tảng vững chắc để xây dựng tình quân dân bền chặt, góp phần củng cố nền quốc phòng toàn dân.

Đảm bảo quân số khỏe đạt trên 99%

(HBĐT) - Năm 2020, cơ quan Bộ CHQS tỉnh và Ban CHQS các huyện, thành phố đã thực hiện có hiệu quả phong trào "Quân y 5 tốt”.

Chi trả trợ cấp 1 lần cho hơn 3.800 đối tượng

(HBĐT) - Ban Chỉ đạo công tác chính sách xã hội, chính sách hậu phương quân đội các cấp đã được quan tâm kiện toàn, hoạt động tích cực, hiệu quả, nhất là việc tiếp tục rà soát hồ sơ các đối tượng được hưởng chế độ theo quy định.

Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai

(HBĐT) - BCH Đảng bộ tỉnh vừa ban hành Kết luận số 25-KL/TU về tiếp tục thực hiện Chương trình hành động số 16-CTr/TU, ngày 31/1/2013 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 31/10/2012 của BCH T.Ư Đảng khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại về đất đai

(HBĐT) - Đất đai là một trong những nguồn lực quan trọng trong phát triển KT-XH. Vì vậy, để quản lý, khai thác hiệu quả nguồn lực này, BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành Chương trình hành động số 16-CTr/TU, ngày 31/1/2013 về thực hiện Nghị quyết số 19 của BCH T.Ư Đảng khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới. Chương trình đã xác định 5 nội dung chính, trong đó, cải cách hành chính, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo (KNTC) về đất đai là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Huyện Lương Sơn: Hiệu quả công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm

(HBĐT) - Từ việc nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, đến nay, 100% hộ thuộc 11 thôn của xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) đã xác định rõ vai trò trong công tác phòng ngừa, tự phòng, tự quản. Nhờ đó, dù là địa bàn giáp ranh, tiềm ẩn phức tạp về ANTT, thời gian qua, Nhuận Trạch vẫn giữ vững ổn định, không để xảy ra các vụ việc nghiêm trọng, phức tạp về an ninh nông thôn, TTATXH.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục