(HBĐT) - Khi TAND tỉnh đưa bị cáo Hồ Thị Thùy (SN 1997) trú tại khu 1, xã Đan Thượng, huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) ra xét xử về hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh để lừa bán khẩu trang, chiếm đoạt tài sản đã thu hút được sự quan tâm của người dân. Qua diễn biến của phiên tòa, nhiều người hiểu thêm những kiến thức pháp luật để tự điều chỉnh hành vi của mình trong cuộc sống cũng như tác động tích cực đến những người xung quanh.
Qua phiên tòa xét xử 15 bị cáo phạm tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” làm sai lệch kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 và 2018, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đã có sự lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân.
Cũng giống như phiên tòa xét xử đối tượng Hồ Thị Thùy, phiên tòa xét xử 15 bị cáo phạm tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, "Nhận hối lộ” và "Đưa hối lộ” làm sai lệch kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 và 2018 tại Hòa Bình được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Anh Bùi Văn Soạn, một người dân huyện Lạc Sơn cho biết: Qua theo dõi phiên tòa, chúng tôi cũng được tuyên truyền, có thêm nhiều kiến thức pháp luật bổ ích. Hình phạt Hội đồng xét xử tuyên phạt các bị cáo không chỉ có tính chất răn đe, giáo dục chung, mà còn góp phần điều chỉnh hành vi của mỗi người trong các mối quan hệ xã hội trên tinh thần thượng tôn pháp luật.
Trao đổi xung quanh vấn đề này, thẩm phán Lê Văn Tuấn, Chánh án TAND tỉnh nhấn mạnh: Thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về "tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân”, TAND hai cấp tỉnh đã luôn xác định công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Theo đó, năm 2020, TAND hai cấp tỉnh đã giải quyết 3.565/3.740 vụ việc đã thụ lý, trong đó, tổ chức xét xử 1.038 vụ việc. Một số TAND cấp huyện phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức phiên tòa xét xử lưu động tại địa bàn nơi xảy ra vụ án hoặc các địa bàn trọng điểm về ANTT.
"Việc tuyên truyền pháp luật thông qua các phiên tòa xét xử đã mang lại hiệu quả thiết thực, các quy định, văn bản của pháp luật dễ đi vào cuộc sống, thu hút sự quan tâm của đông đảo quần chúng Nhân dân. Quan trọng nhất là giúp người dân dễ hiểu, dễ nhớ những quy định pháp luật mà họ được nghe trực tiếp thông qua hoạt động xét xử, từ đó nâng cao ý thức trong đấu tranh, phòng chống tội phạm, đề cao tính răn đe, giáo dục từ mỗi phiên tòa” - đồng chí Bùi Văn Kính, Chánh án TAND huyện Lạc Sơn chia sẻ.
Bên cạnh đó, công tác hòa giải, đối thoại luôn được TAND hai cấp tỉnh chú trọng trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự, hành chính. Năm 2020, toàn ngành TAND đã hòa giải thành 1.814 vụ việc dân sự, đạt 73,2%; tổ chức đối thoại thành 4 vụ án hành chính, đạt 13,7% trên tổng số vụ việc đã giải quyết. Thông qua công tác hòa giải, đối thoại, các quy định của pháp luật trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, hành chính được thẩm phán phổ biến đến các đương sự trong từng vụ án; giải thích, nâng cao nhận thức pháp luật cho các bên, giúp việc thi hành pháp luật được thuận lợi.
Thẩm phán Lê Văn Tuấn, Chánh án TAND tỉnh cho biết thêm: Ngoài việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua hoạt động xét xử, hòa giải, xử lý các vụ việc, TAND hai cấp tỉnh còn thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua nhiều hình thức khác, như đổi mới thủ tục hành chính tư pháp, công khai hóa các thủ tục tiếp nhận hồ sơ, cung cấp tài liệu của Tòa án theo quy định của pháp luật…; kết hợp công tác tiếp công dân với tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Thông qua nhiều hoạt động, TAND hai cấp tỉnh đã góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, đưa kiến thức pháp luật đến với đông đảo quần chúng Nhân dân. Qua đó, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong ý thức, hành động của người dân, hướng tới xây dựng một xã hội văn minh, thượng tôn pháp luật.
Khánh An
(HBĐT) - Theo thông tin từ lực lượng chức năng, chiều 21/2/2021, Công an huyện Lương Sơn nhận được tin báo về một vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại quán karaoke Luxury thuộc thôn Cố Thổ, xã Hòa Sơn (Lương Sơn) làm nhiều người thương vong.
(HBĐT) - Những năm qua, bám sát chương trình, kế hoạch công tác của ngành và nhiệm vụ chính trị địa phương, công tác tư pháp xã Bình Thanh (Cao Phong) đã được triển khai toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm.
(HBĐT) - Năm 2020, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện Yên Thủy đã xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ) với hình thức phong phú, đa dạng.
(HBĐT) - Ngay khi vụ tranh chấp đất rừng tại xóm Nước Đúc, xã Đú Sáng (Kim Bôi) có dấu hiệu phức tạp, nhận được đề nghị của Công an xã Đú Sáng, Công an xã Cao Sơn (Lương Sơn) khẩn trương bố trí lực lượng sẵn sàng phối hợp đảm bảo an ninh, TTATXH tại địa bàn.
(HBĐT) - Trong tháng 1, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh và Công an các địa phương đã phát hiện, bắt quả tang 28 vụ, 35 đối tượng phạm tội về ma túy. Địa bàn phát hiện nhiều nhất là TP Hòa Bình, các huyện: Lạc Sơn, Tân Lạc mỗi nơi phát hiện, bắt giữ 6 vụ; huyện Mai Châu phát hiện, bắt giữ 3 vụ; các huyện: Lương Sơn, Kim Bôi mỗi nơi bắt giữ 2 vụ; các huyện: Cao Phong, Yên Thủy, Đà Bắc mỗi nơi bắt giữ 1 vụ.
(HBĐT) - Là tập thể điển hình trong công tác "Dân vận khéo” giai đoạn 2017 - 2020, những năm qua, cán bộ, chiến sỹ (CB, CS) Công an huyện Cao Phong đã tích cực, chủ động thực hiện nhiệm vụ chuyên môn gắn với công tác dân vận. Đơn vị đã xây dựng, thực hiện hiệu quả các mô hình "Dân vận khéo” được các cấp ghi nhận, đánh giá cao.