(HBĐT) - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp (GĐTP) được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 10/6/2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021. Luật bổ sung 1 điều, 4 khoản và 4 điểm; sửa đổi, bổ sung 8 điều, 22 khoản và 9 điểm với 9 nội dung mới cơ bản.

Mở rộng phạm vi của giám định  tư pháp

Để bảo đảm tính thống nhất với quy định của pháp luật tố tụng và đáp ứng nhu cầu giám định của hoạt động tố tụng, phạm vi GĐTP được mở rộng theo hướng GĐTP được trưng cầu, thực hiện ngay từ giai đoạn khởi tố, thay vì từ giai đoạn điều tra vụ án hình sự như quy định hiện hành (khoản 1, Điều 2).

Bổ sung việc cấp, thu thẻ gắn với bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp

Nhằm bảo đảm điều kiện thuận lợi cho giám định viên trong quá trình hoạt động giám định, nhất là tham gia tố tụng, luật đã bổ sung quy định về cấp, thu hồi thẻ khi bổ nhiệm, miễn nhiệm theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về mẫu thẻ, trình tự, thủ tục cụ thể (khoản 4, Điều 9).

Thành lập thêm tổ chức giám định công lập trong lĩnh vực kỹ thuật hình sự

Góp phần bảo đảm đáp ứng kịp thời yêu cầu giám định về âm thanh, hình ảnh từ các dữ liệu điện tử được thu thập ngày càng tăng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án nói chung, các vụ án tham nhũng, kinh tế nói riêng, luật bổ sung quy định về "Phòng giám định hình sự thuộc Viện KSND tối cao” (khoản 1, Điều 12). Đây là tổ chức GĐTP công lập mới có tính chất đặc thù, bên cạnh hệ thống tổ chức giám định kỹ thuật hình sự hiện hành.

Bổ sung quy định trách nhiệm của cơ quan thuộc Chính phủ 

Để khắc phục bất cập của quy định hiện hành trong việc bảo đảm đáp ứng yêu cầu giám định của hoạt động tố tụng, ngoài trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh, luật bổ sung quy định về trách nhiệm của cơ quan thuộc Chính phủ trong việc công nhận, đăng tải, rà soát, cập nhật danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức GĐTP.

Luật cũng bổ sung quy định trong trường hợp đặc biệt, cơ quan thuộc Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan T.Ư đóng trên địa bàn cấp tỉnh có trách nhiệm giới thiệu cá nhân, tổ chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện thực hiện giám định ngoài danh sách đã được công bố (khoản 2, Điều 20). Đây là quy định mới nhằm huy động các chuyên gia có kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn cao tham gia hoạt động giám định tư pháp để góp phần bảo đảm đáp ứng kịp thời, có chất lượng yêu cầu của hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án nói chung, án tham nhũng, kinh tế nói riêng.

Bổ sung quyền của người giám định

Bảo đảm điều kiện cho người GĐTP có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động GĐTP, luật mới bổ sung một số quyền, nghĩa vụ của người giám định, trong đó có quyền đề nghị người trưng cầu giám định hoặc cơ quan có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của bản thân, hoặc người thân thích của họ và quyền được bố trí vị trí phù hợp khi tham gia tố tụng tại phiên tòa (Điều 23). Đồng thời, để hiện thực hóa quyền này, luật đã giao Chánh án TAND tối cao quy định việc bố trí vị trí của người GĐTP khi tham gia phiên tòa.

Quy định cụ thể hơn cơ chế thông tin, phối hợp trong trưng cầu giám định tư pháp

Nhằm góp phần khắc phục những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong trưng cầu và thực hiện giám định trong các vụ án, nhất là án tham nhũng, kinh tế, luật bổ sung quy định mang tính nguyên tắc về cơ chế thông tin, phối hợp giữa cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng với cá nhân, tổ chức dự kiến được trưng cầu giám định và cơ quan có liên quan trước khi ban hành quyết định trưng cầu, đặc biệt trường hợp nội dung giám định của vụ việc liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên môn cần xác định tổ chức chủ trì, tổ chức phối hợp (Điều 25).

(Còn nữa)

 Minh Phượng 
(TH) (Sở Tư pháp)




Các tin khác


Khởi tố bị can Nguyễn Đức Chung liên quan vụ chế phẩm Redoxy 3C xử lý nước hồ

Ngày 17/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Đức Chung (nguyên Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội) liên quan vụ mua chế phẩm Redoxy 3C để xử lý, duy trì chất lượng hồ trên địa bàn Thành phố Hà Nội trái quy định, gây thiệt hại tài sản Nhà nước.

Xây dựng hệ thống liên kết thông tin về xử phạt vi phạm của lực lượng Cảnh sát giao thông

Bạn đọc hỏi: Lực lượng cảnh sát giao thông, trật tự cấp quận, huyện có được xử lý các trường hợp xe vi phạm dừng, đón trả khách không đúng nơi quy định, gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông hay không? Việc xây dựng hệ thống liên kết thông tin về xử phạt vi phạm của lực lượng Cảnh sát giao thông như thế nào?

Ngăn chặn tội phạm "tín dụng đen" online

Thời gian vừa qua, nhiều nhóm đối tượng hoạt động cho vay nặng lãi, "tín dụng đen" với nhiều thủ đoạn tinh vi, liều lĩnh đã bị lực lượng công an triệt phá. Tuy nhiên, nắm bắt được nhu cầu cần vay tiền của người dân còn lớn, gần đây đã xuất hiện thủ đoạn cho vay tiền thông qua App (ứng dụng trên điện thoại di động thông minh).

Huyện Lạc Sơn: Quan tâm giải quyết vấn đề người nghiện ma túy 

(HBĐT) - Từ là một địa bàn "nóng” về tệ nạn ma túy, đến nay, do làm tốt công tác phòng ngừa, đặc biệt là công tác quản lý, giáo dục con em, người thân trong gia đình ngay tại cộng đồng, xóm Vôi, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) từng bước giải quyết vấn đề người nghiện, đẩy lùi tệ nạn ma túy ra khỏi cộng đồng.

Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh triển khai công tác quý II

(HBĐT) - Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh vừa tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến VKSND hai cấp tỉnh nhằm đánh giá kết quả công tác quý I của ngành và đề ra các nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2021.

Bị dọa giết, cháu vác chày gỗ đánh chết cậu họ

(HBĐT) - Ngày 15/3, TAND tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Bùi Văn Dũng (SN 2001), trú tại xóm Suối Con, xã Kim Bôi (Kim Bôi) về tội giết người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục