Theo luật sư, khi người ta đã giao tài sản cho anh để trao cho người được nhận tài sản, anh phải có nghĩa vụ chuyển cho người được nhận và phải chuyển khi họ đang khó khăn.



Vụ việc nghệ sĩ Hoài Linh chậm chuyển tiền cho đồng bào vùng lũ khiến dư luận có nhiều ý kiến trái chiều.

Những ngày qua, dư luận đang xôn xao về vụ việc nghệ sĩ Hoài Linh kêu gọi cộng đồng ủng hộ đồng bào miền Trung được hơn 13 tỷ đồng vào tháng 11/2020, nhưng 7 tháng trôi qua, nghệ sĩ này vẫn "âm thầm” giữ số tiền đó, chưa hề chuyển đến đồng bào miền Trung.

Sự việc khiến dư luận thực sự "bùng nổ” với những ý kiến trái chiều. Vậy trong trường hợp này, nghệ sĩ có vi phạm luật hay không? Phóng viên VOV đã phỏng vấn TS, Luật sư Lê Ngọc Khánh, Hãng Luật TGS, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

PV:Thưa luật sư, ông nhìn nhận vụ việc nghệ sĩ Hoài Linh chậm chuyển tiền ủng hộ đồng bào vùng lũnhư thế nào?

Luật sư Lê Ngọc Khánh:Dưới góc độ pháp lý,theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, đây là vấn đề của pháp luật dân sự. Cũng có luật sư cho rằng, vụ việc này chịu sự điều chỉnh của nghị định 64, nhưng cá nhân tôi cho rằng, đây là vụ việc dân sự theo quan hệ ủy quyền cho tặng tài sản. Người tặng là người có tiền, tài sản, người được tặng là đồng bào miền Trung đang gặp khó khăn và nghệ sĩ Hoài Linh chỉ là người nhận ủy quyền để chuyển cho đồng bào miền Trung. Điều này được thể hiện theo các điều 138, 562 và 565 Bộ luật dân sự năm 2015.

PV:Về mặt luật pháp, nghệ sĩ đứng ra kêu gọi ủng hộ chỉ làm nghĩa vụ của bên được ủy quyền, vậy phải có trách nhiệm với bên thứ 3 (người được cứu trợ) như thế nào?

Luật sư Lê Ngọc Khánh:Theo tôi, người được ủy quyền theo luật quy định,người ta đã giao tài sản cho anh để trao cho người được nhận tài sản, anh phải có nghĩa vụ chuyển cho người được nhận, tức là phải chuyển cho đồng bào miền Trung, mà phải chuyển đúng lúc người ta gặp khó khăn.

Nghệ sĩ Hoài Linhgiải thích là do Covid chưa chuyển được là lý do không thỏa đáng; các nghệ sĩ khác vẫn chuyển được, trong khi đó 7-8 tháng rồi anh không chuyển. Nếu anh cứ để đấy không chuyển nghĩa là anh vi phạm thỏa thuận, dù là thỏa thuận ủy quyền tín nhiệm của người dân.

PV:Dư luận quan tâm là với những khoản tiền ủng hộ lớn cho hoạt động từ thiện mà kéo dài thời gian thì số lãi phát sinh thuộc về bên nào?

Luật sư Lê Ngọc Khánh:Đây cũng là một trong những kẽ hở của Luật nên mới có chuyện nghệ sĩ chậm chuyển tiền cứu trợ đến cho người dân. Với số tiền cứu trợ lên tới hơn 13 tỷ đồng, chỉ tính riêng lãi suất thông thường đã là khoảng 400 triệu đồng. Số tiền này nghệ sĩ chỉ được ủy quyền chuyển nên số lãi đó dù có là bao nhiêu thì cũng không thuộc về Hoài Linh mà của người được cho tặng,ở đây là đồng bào miền Trung.

PV:Vậy theo ông, bài học rút ra từ vụ việc này là gì?

Luật sư Lê Ngọc Khánh:Theo tôi, bài học ở đây chính là sự thiếu minh bạch của cá nhân nghệ sĩ Hoài Linh nhưng làm ảnh hưởng đến uy tín của giới nghệ sĩ nói chung khi làm từ thiện, là "con sâu làm rầu nồi canh”. Khi khán giả ái mộ tặng tiền cho đồng bào, anh được ủy quyền để chuyển cho họ nhờ danh tiếng và uy tín của mình thì phải giữ cái tâm, cái đức. Luật pháp cũng cần bổ sung quy định về giám sát từ thiện để không còn những vụ việc đáng buồn như vậy xảy ra/

PV:Xin cảm ơn luật sư.


Theo VOV

Các tin khác


Công an huyện Yên Thủy: Ngăn chặn tội phạm ma túy ngay từ cơ sở

Sáng 13/5/2024, trong quá trình nắm tình hình và triệu tập các đối tượng nghiện ma túy trên địa bàn, tổ công tác Công an xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy phát hiện, bắt quả tang Quách Văn Linh (sinh năm 1991), trú tại xóm Ba Cầu, xã Ngọc Lương - là đối tượng nghiện thuộc diện quản lý có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, thu giữ 1 đoạn ống nhựa màu xanh bịt kín hai đầu. Linh khai nhận bên trong là ma túy đá. Đây không phải là vụ đầu tiên lực lượng Công an huyện Yên Thủy chủ động phát hiện, đấu tranh, bắt giữ tội phạm ma túy ngay từ cơ sở...

Siết chặt các biện pháp cấp bách phòng cháy nhà trọ, khu dân cư

Từ những vụ cháy nhà trọ, chung cư mi ni gây hậu quả nghiêm trọng thời gian qua cho thấy cần tiếp tục siết chặt việc thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) tại các cơ sở, hộ gia đình; trang bị kiến thức, kỹ năng cho người dân nếu sự cố cháy xảy ra.

Khởi tố nguyên Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo Bộ Công Thương

Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo - Bộ Công Thương bị bắt giam để điều tra về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Lãnh đạo Công an tỉnh đối thoại với cán bộ, chiến sĩ Công an các xã, phường, thị trấn

Chiều 22/5, Công an tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Đảng ủy, lãnh đạo Công an tỉnh với cán bộ, chiến sĩ Công an các xã, phường, thị trấn. Đại tá Đỗ Thanh Bình, Giám đốc Công an tỉnh chủ trì hội nghị. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu Công an các huyện, thành phố.

Phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật trong công tác thẩm định giá đất

Qua công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử, mới đây, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh đã kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh một số vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật trong công tác thẩm định giá đất (TĐGĐ).

Khởi tố Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng

Ngày 22/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với ông Lê Trường Giang, thường trú khu 9, phường Nông Trang, thành phố Việt Trì, Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng về hành vi "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục