(HBĐT) - Trong thời gian gần đây, lợi dụng tình hình dịch Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp trên địa bàn TP Hà Nội và nhu cầu trở về quê của người dân trong tỉnh, nhiều đối tượng đã công khai đăng lên mạng xã hội thông báo nhận đưa người từ Hà Nội về Hoà Bình với giá dao động từ 1,8 - 2 triệu đồng, bao gồm cả chi phí xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR.



Dịch vụ đưa người từ vùng dịch về địa phương được đăng tải công khai trên mạng xã hội. 

Qua tìm hiểu, tại các trang online như chợ Kim Bôi Online, Hóng biến Hoà Bình..., sau khi thông tin được đăng tải lên đã có không ít người quan tâm, bình luận, nhắn tin hỏi giá và cách thức đón, trả, bất chấp quy định về phòng, chống dịch (PCD) của tỉnh. Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp bị xử phạm khi vi phạm những quy định về PCD bệnh, tuy nhiên nhiều người dân vẫn coi thường pháp luật. Theo thông tin từ Ban chỉ đạo (BCĐ) PCD Covid-19 tỉnh, hiện nay, tại một số huyện có tình trạng người dân trở về địa phương từ vùng có dịch mà không qua các chốt kiểm soát dịch bệnh, không đảm bảo các quy định PCD. Điều này tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh có thể lây lan ra cộng đồng.

Theo Công văn số 175/CV-BCĐ của BCĐ PCD Covid-19 tỉnh về việc tăng cường các giải pháp trọng tâm PCD Covid-19, yêu cầu từ 18h ngày 28/8/2021, đối với người, phương tiện vào tỉnh phải có kết quả xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR âm tính tối đa 72 giờ, kể từ giờ lấy mẫu và phải có giấy xác nhận đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin PCD Covid-19. Đồng thời, phải trực tiếp có mặt và làm thủ tục khai báo y tế tại chốt (trừ bệnh nhân, người già đi lại khó khăn, trẻ em dưới 5 tuổi); sử dụng ứng dụng Bluezone.

Đồng chí Bùi Đức Thịnh, Phó trưởng Công an xã Kim Bôi (Kim Bôi) cho biết: Lực lượng Công an xã tăng cường kiểm tra, rà soát đối với trường hợp đưa người từ vùng dịch về địa phương trái phép. Những trường hợp tổ chức đưa người từ vùng dịch trở về địa phương, hoặc những người từ vùng dịch về địa phương không thực hiện các quy định PCD sẽ bị xử lý nghiêm theo pháp luật. Nếu làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng sẽ bị xử phạt hình sự theo quy định.

Theo quy định tại Điều 8, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, các hành vi bị nghiêm cấm gồm: Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm; người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật; che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật; cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm; phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm; không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này; không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
 
Do đó, đối với hành vi "người biết mình đã bị nhiễm Covid-19 mà bản thân không khai báo y tế và vẫn tiếp xúc với mọi người khiến dịch bệnh lây lan rộng”, tùy tính chất và mức độ của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý trách nhiệm hình sự. Theo Điều 6, Nghị định số 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, hành vi che giấu bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam bị xử phạt vi phạm hành chính đến 1 triệu đồng, cụ thể: Vi phạm quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 - 500 nghìn đồng đối với hành vi không khai báo khi phát hiện người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A. Phạt tiền từ 500 nghìn - 1 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Che giấu hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; không thực hiện việc xét nghiệm phát hiện bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
 
Hành vi làm lây lan dịch bệnh Covid-19 cho người khác có thể bị xử lý trách nhiệm về hình sự về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người quy định tại Điều 240, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Người vi phạm có thể bị xử phạt hình phạt tù cao nhất đến 12 năm tù. Theo đó, người nào thực hiện một trong các hành vi sau làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50 -  200 triệu đồng, hoặc bị phạt tù từ 1 - 5 năm: Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiếm có khả năng lây truyền cho người; hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 5 - 10 năm: Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế; làm chết người. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 10 - 12 năm: Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; làm chết 2 người trở lên. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm.

K.L

Các tin khác


Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang huyện Lạc Sơn giai đoạn 2019 - 2024

Ngày 17/5, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang (LLVT) huyện giai đoạn 2019 - 2024.

Tham ô gần 3 tỷ đồng, nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội lĩnh 15 năm tù

Sau 3 ngày nghị án, sáng 17/5, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh bước vào phần tuyên án bị cáo Nguyễn Tiến Kính (SN 1964), trú tại quận Thanh Xuân (Hà Nội), nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội về hành vi "tham ô tài sản”.

Công an huyện Kim Bôi xử phạt người bình luận trên Facebook nội dung kích động bạo lực

Công an huyện Kim Bôi cho biết, ngày 14/5 đã làm việc với B. V. B, trú tại xã Mỵ Hoà (Kim Bôi) liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook. Trước đó, ngày 3/5, B. V. B đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để bình luận tại Trang "Hoà Bình Đa Chiều" với nội dung kích động bạo lực.

Đoàn luật sư tỉnh: Cầu nối đưa pháp luật đến với người dân

Tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, phản biện và giám sát xã hội, phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý (TGPL), bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người yếu thế, hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở vùng sâu, xa tại các phiên tòa... Từ những hoạt động tích cực, hiệu quả đó, những năm qua, Đoàn Luật sư tỉnh đã phát huy tốt vai trò, trở thành cầu nối đưa pháp luật đến với người dân.

Phúc thẩm vụ Việt Á: Đề nghị bác kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Chiều 16/5, đại diện Viện Kiểm sát đã công bố bản luận tội và quan điểm giải quyết đối với 11 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án Công ty Việt Á. Đáng chú ý, mặc dù nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả, nhưng bị cáo Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) vẫn bị đề nghị không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Lĩnh 19 năm tù vì giết vợ để níu giữ tình yêu

Ngày 16/5, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Bùi Văn Nhuận (SN 1985), trú tại xã Miền Đồi (Lạc Sơn) về tội "giết người”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục