(HBĐT) - Mặc dù các cơ quan chức năng thường xuyên phát đi thông báo, cảnh báo về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản (LĐCĐTS). Tuy nhiên, nhiều người vẫn mất cảnh giác, trở thành nạn nhân, "con mồi” béo bở cho các đối tượng phạm tội triệt để khai thác...
Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh) quán triệt, triển khai kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg về "tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đến cán bộ, chiến sỹ.
"Sập bẫy” lừa đảo, mất cả tỷ đồng
Mới đây, TAND tỉnh đưa vụ án Tạ Thị Suối Vân (SN 1992), trú tại xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) ra xét xử về tội LĐCĐTS theo Khoản 4, Điều 174, Bộ luật Hình sự. Theo hồ sơ vụ án, năm 2020, thấy nhiều người mua bán các loại hoa lan đột biến có giá trị rất cao so với hoa lan thường, Vân đã mua các loại hoa lan thường với giá trị thấp của các nhà vườn tại Phú Thọ, Hà Nội, sau đó quay video, chụp ảnh, quảng cáo là các loại hoa lan đột biến, lan var đưa lên facebook để rao bán. Trong thời gian từ tháng 6 - 7/2020, Vân đã thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt hơn 1,9 tỷ đồng của 2 người tại Phú Thọ và Thái Bình. Ngoài ra, trong quá trình điều tra, các nạn nhân còn tố cáo Vân LĐCĐTS hơn 2,9 tỷ đồng thông qua giao dịch, mua bán lan đột biến.
Ngay sau vụ án Tạ Thị Suối Vân, TAND tỉnh tiếp tục đưa vụ án Lê Thị Kim Hoàn (SN 1989), nơi ở xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè (TP Hồ Chí Minh) ra xét xử cũng về tội LĐCĐTS. Trong vụ án này, với vai trò là một mắt xích của đường dây, ổ nhóm tội phạm LĐCĐTS trên mạng xã hội (MXH), Hoàn giả làm nhân viên sân bay gọi điện đưa ra những thông tin gian dối để lừa chị chị Bùi Thị T. (SN 1974), trú tại phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) chiếm đoạt trên 1,4 tỷ đồng. Theo Đại tá Trần Mạnh Hải, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự (CSHS), Công an tỉnh, đây chỉ là 2 vụ việc điển hình vừa được các cơ quan tố tụng của tỉnh đưa ra xét xử liên quan đến tội phạm LĐCĐTS. Đáng nói, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng phạm tội thường xuyên được cơ quan chức năng tuyên truyền, cảnh báo, nhưng một bộ phận người dân vẫn mất cảnh giác, trở thành nạn nhân của các đối tượng LĐCĐTS lên tới cả tỷ đồng.
Tinh thần cảnh giác - lá chắn hữu hiệu trong phòng ngừa tội phạm
Thời gian qua, lực lượng chức năng đã phối hợp cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường tuyên truyền, đăng tải nhiều lượt tin, bài thông tin, cảnh báo liên quan đến tội phạm LĐCĐTS; tổ chức truyền thông về phòng, chống tội phạm, trong đó có tội phạm LĐCĐTS với trên 400 buổi cho gần 18 nghìn lượt người; lực lượng Công an chủ động phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan tăng cường công tác phòng ngừa tại cộng đồng, như dán thông báo, cảnh báo phòng ngừa, phương thức, thủ đoạn, cách thức phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm LĐCĐTS tại các cơ quan Nhà nước, chi nhánh ngân hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ chuyển, nhận tiền trên địa bàn để các doanh nghiệp và người dân nắm chắc, hiểu rõ. Tuy nhiên, theo Đại tá Trần Mạnh Hải, do thủ đoạn hoạt động tội phạm của các đối tượng LĐCĐTS ngày càng tinh vi, đa dạng, nhiều phương thức hoạt động mới, khó dự đoán. Hơn nữa, vẫn còn một bộ phận người dân mất cảnh giác, dễ trở thành nạn nhân hoặc bị dụ dỗ tham gia vào các đường dây LĐCĐTS... nên tình hình tội phạm LĐCĐTS còn diễn biến phức tạp, công tác đấu tranh, xử lý của lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn.
Theo thống kê, từ ngày 25/5/2021 - 24/5/2022, toàn tỉnh phát hiện 89 vụ LĐCĐTS, tăng 45 vụ so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 13 vụ lừa đảo thông qua hoạt động môi giới bất động sản, đất đai; 6 vụ giả danh người có chức vụ, quyền hạn, quan hệ lừa xin việc làm, du học, xin dự án, quy hoạch...; 25 vụ lừa đảo dưới hình thức mua bán hoa lan đột biến, lừa tiền, lừa xe máy. Ngoài ra, có 5 vụ giả danh nhân viên cơ quan Nhà nước, công an, viện kiểm sát, toà án gọi điện thoại hoặc lập trang web giả mạo để khai thác thông tin cá nhân của bị hại, yêu cầu đóng tiền để nhận quà tặng, cung cấp mã OTP tài khoản ngân hàng, dọa liên quan đến vụ án yêu cầu chuyển tiền để kiểm tra nhằm chiếm đoạt; 2 vụ sử dụng MXH để kết bạn, thông báo gửi quà sau đó giả danh nhân viên sân bay, hải quan, thuế yêu cầu nộp tiền để nhận quà; 5 vụ lập tài khoản MXH hoặc chiếm quyền quản trị tài khoản MXH của người khác rồi nhắn tin lừa người thân, bạn bè của chủ tài khoản chuyển tiền; 1 vụ giả danh các nhà mạng gọi điện thông báo số thuê bao điện thoại trúng thưởng tài sản giá trị lớn để lừa đảo; 9 vụ huy động vốn kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử (góp vốn, đa cấp); 7 vụ lừa đảo thông qua việc cho vay tiền qua app (vay tiền online); 16 vụ lừa đảo thông qua việc gửi đường link ủng hộ tiền phòng, chống dịch Covid-19, cộng tác viên online... Trong 6 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh xảy ra 17 vụ LĐCĐTS, tăng 4 vụ so với cùng kỳ năm 2021. Ngoài ra, có 2 vụ đối tượng phạm tội sử dụng thiết bị, phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản.
Xác định thời gian tới, tình hình tội phạm, nhất là tội phạm LĐCĐTS sử dụng công nghệ cao có sự phát triển, biến tướng ngày càng tinh vi, phát sinh thêm nhiều loại hình, phương thức, thủ đoạn lừa đảo mới. Theo Đại tá Trần Mạnh Hải, các cấp, ngành, địa phương cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật; nâng cao hiệu quả hoạt động phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, nhất là trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang MXH, tiếp cận sâu rộng nhiều đối tượng, tầng lớp nhân dân, giúp người dân nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác phòng, chống tội phạm... Đó chính là những yếu tố cốt lõi để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm LĐCĐTS nói riêng.
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Quy định tách bạch, phân định rõ chức sắc, chức việc; việc phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc và bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc
Đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trên biên giới luôn là cuộc chiến nhiều cam go, nguy hiểm. Với tinh thần chiến đấu dũng cảm, mưu trí, cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng đã bắt giữ và triệt phá nhiều vụ án, đường dây mua bán các chất ma túy, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên các tuyến biên giới.
(HBĐT) - Được sự hướng dẫn, hỗ trợ của cán bộ Công an xã Nhuận Trạch (Lương Sơn), sau 3 phút, 2 bố con anh Phùng Đình Hậu, thôn Đồng Sầm đã tạo tài khoản, đăng nhập thành công hệ thống dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) để xác nhận thông tin về cư trú cho người nhà thông qua cổng DVCTT.
(HBĐT) - An Bình là xã vùng sâu của huyện Lạc Thuỷ. Xã có 2.111 hộ với 7.477 nhân khẩu, sinh sống ở 14 thôn. Địa bàn rộng, đông dân cư gây khó khăn cho công tác quản lý. Do đó, thời gian qua, công tác bảo đảm ANTT luôn được Đảng bộ, chính quyền và lực lượng Công an xã quan tâm, chú trọng.
(HBĐT) - Theo thống kê, 6 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh xảy ra 40 vụ tai nạn giao thông làm 33 người chết, 27 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2021 giảm 2 vụ (40/42 vụ), tăng 3 người chết (33/30 người), giảm 2 người bị thương (27/29 người).
(HBĐT) - Thực hiện Đề án 06/CP, thời gian qua, lực lượng Công an các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích, hướng dẫn người dân đăng ký, thực hiện các thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công.