(HBĐT) - Không phải đến khi lực lượng chức năng Công an tỉnh phát hiện, bắt giữ đối tượng Quách Thị Biên (SN 1956), trú tại xóm Tích, xã Yên Trị (Yên Thủy); con gái là Quách Thị Huyền (SN 1976) cùng chồng là Lê Quốc Bảo (SN 1986), trú tại TP Hồ Chí Minh bị Công an tỉnh Thanh Hóa bắt về tội "tiêu thụ, tàng trữ tiền giả” với số lượng lớn, trước đó, cơ quan chức năng và chi nhánh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh đã nhiều lần phát đi cảnh báo về nguy cơ tiền giả xâm nhập hệ thống bán lẻ dân sinh.


Số tiền 2,2 tỷ đồng polime giả mệnh giá 500 nghìn đồng được lực lượng chức năng Công an tỉnh thu giữ của đối tượng Quách Thị Biên, xóm Tích, xã Yên Trị (Yên Thủy).

Tiền được làm giả ngày càng tinh vi, khó nhận biết

Trao đổi xung quanh vấn đề này, đồng chí Vũ Thị Song Nguyệt, Phó Giám đốc NHNN tỉnh chia sẻ: Qua nắm bắt, số lượng tiền giả xuất hiện trên địa bàn tỉnh và xâm nhập vào hệ thống ngân hàng rất ít. Bình quân mỗi năm, các ngân hàng thương mại phát hiện và nộp về NHNN số lượng nhỏ, chỉ một vài tờ, chủ yếu là các loại tiền polime mệnh giá 100, 200 nghìn đồng. Tuy nhiên, có một thực tế là tiền giả hiện nay được làm giả càng ngày càng tinh vi, khó phát hiện, khó nhận biết.

Điều này, qua tìm hiểu và xâm nhập các hội nhóm kín trên mạng xã hội chuyên giao dịch mua bán tiền giả, các đối tượng bán tiền giả và cả người mua tiền giả về tiêu thụ khẳng định, tiền giả được làm có thể giống tiền thật đến 90%, không dễ dàng để nhận biết, phân biệt giữa tiền thật và tiền giả. Đồng chí Vũ Thị Song Nguyệt trao đổi: Quá trình các ngân hàng thương mại thu nhận, giao dịch nguồn tiền từ xã hội thông qua việc thanh toán các khoản nợ, hay gửi tiết kiệm bằng tiền mặt, nhiều khi phát hiện một số ít tiền giả ở các mệnh giá thông qua việc soi chiếu và sự cảnh giác của cán bộ giao dịch. Đây không phải là hành vi cố tình mà những người sử dụng tiền mặt để giao dịch với ngân hàng cũng chính là nạn nhân. Bởi việc làm tiền giả ngày càng tinh vi, bằng mắt thường rất khó có thể phân biệt, phát hiện đâu là tiền giả.

Nguy cơ tiền giả xâm nhập hệ thống bán lẻ dân sinh

Đây là một thực tế đã từng diễn ra trên địa bàn tỉnh khi thời gian qua, quần chúng nhân dân và lực lượng chức năng các địa phương đã nhiều lần phát hiện, bắt giữ đối tượng sử dụng tiền giả để mua bán hàng hóa tại các chợ truyền thống và hệ thống bán lẻ dân sinh. "Điều đáng lo nhất là các loại tiền giả mệnh giá thấp từ 10 nghìn đồng, 20 nghìn đồng, 50 nghìn đồng, 100 nghìn đồng được các đối tượng sử dụng để giao dịch, mua bán hàng hóa tại các chợ truyền thống và hệ thống bán lẻ dân sinh, khi thực hiện giao dịch mua bán, người dân ít khi để ý, phát hiện. Hơn nữa, với thủ đoạn đưa tiền giả đến vùng sâu, vùng xa, nơi người dân ít có thông tin về tiền giả để mua hàng hóa; thường nhắm đến đối tượng là người buôn bán nhỏ, người già ở vùng nông thôn hoặc lợi dụng khi người bán hàng bận rộn, chủ động làm cho người bán hàng mất tập trung, thiếu cảnh giác để mua hàng hóa. Hơn nữa, loại tiền giả mệnh giá thấp ít khi được thu nhận, giao dịch trở lại hệ thống ngân hàng. Do vậy ít khi được phát hiện, hoặc khi phát hiện thì đã được sử dụng, giao dịch trong vòng đời từ rất lâu rồi nên việc đưa ra những cảnh báo, lưu ý đối với loại tiền này rất khó”- đồng chí Vũ Thị Song Nguyệt cho biết.

Trong quá trình xâm nhập hội kín có các đối tượng mua bán tiền giả trên mạng xã hội chúng tôi cũng được "khuyến cáo”, hướng dẫn cụ thể phương thức tiêu thụ cho người mua, tiêu thụ tiền giả, như: do tiền giả chủ yếu có mệnh giá thấp, chỉ nên tiêu thụ ở khu vực chợ truyền thống dân sinh và các đại lý bán lẻ, sử dụng để mua thuốc, nước, cafe... không nên tiêu thụ tại các đại lý lớn, hệ thống siêu thị để tránh bị phát hiện bởi các phương tiện phát hiện tiền giả chuyên dụng. Theo thống kê của các cơ quan chức năng tỉnh, từ năm 2015 đến tháng 10/2022, toàn tỉnh đã phát hiện, bắt giữ 6 vụ tiêu thụ, lưu hành tiền giả. Hầu hết số vụ phát hiện, bắt giữ đều ở các chợ truyền thống hoặc cửa hàng bán lẻ dân sinh. 

Theo đồng chí Vũ Thị Song Nguyệt, dù tiền giả được làm tinh vi đến đâu, nó cũng chỉ gần giống tiền thật về hình thức, không có các yếu tố bảo an như tiền thật hoặc có làm giả một số yếu tố, chi tiết nhưng không tinh xảo và có thể nhận biết được. Dù vậy, nếu người tiêu dùng không nắm được các đặc điểm bảo an của tiền thật, không cảnh giác, chủ động kiểm tra đồng tiền khi giao dịch vẫn có thể trở thành nạn nhân tiềm tàng của tội phạm tiền giả. Để tránh trở thành nạn nhân của các đối tượng lưu hành tiền giả, ngoài việc thường xuyên nắm bắt thông tin, cảnh báo của cơ quan chức năng, ngân hàng... khi nghi ngờ đối tượng sử dụng tiền giả trong giao dịch thì cách kiểm tra, nhận biết nhanh chóng, hiệu quả nhất là sử dụng một đồng tiền thật cùng mệnh giá để so sánh. "Dù tiền giả có làm giả tinh vi đến đâu vẫn có thể phát hiện được khi đặt cạnh và so sánh với tiền thật” - đồng chí Vũ Thị Song Nguyệt nhấn mạnh. 
 
Mạnh Hùng


Các tin khác


Tăng cường phối hợp trong đấu tranh phòng, chống mua bán tiền giả

Thời gian qua, tình trạng sản xuất, mua bán tiền giả diễn ra tại nhiều địa phương ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ và gây bức xúc trong dư luận xã hội. Nhiều vụ sản xuất và mua bán tiền giả đã bị phát hiện, bắt giữ và xét xử với các bản án nghiêm khắc. Tuy nhiên, hoạt động tội phạm này vẫn có chiều hướng gia tăng, đòi hỏi các cơ quan chức năng cần vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa, nhất là tăng cường công tác phối hợp, điều tra nhằm ngăn chặn hữu hiệu.

Thị trấn Ba Hàng Đồi đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở

(HBĐT) - Thời gian qua, nhờ đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ), tuần tra trấn áp tội phạm, Công an thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đảm bảo ANTT tại cơ sở, góp phần giảm các vụ vi phạm pháp luật trên địa bàn.

Vận động, thu hồi 29 khẩu súng các loại

(HBĐT) - Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác vận động, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trong tháng 9/2022, các đơn vị chức năng Công an tỉnh và Công an các địa phương đã vận động nhân dân tự giác giao nộp và thu hồi được 29 khẩu súng các loại, trong đó có 2 khẩu súng hơi, 27 khẩu súng tự chế.

Huyện Lạc Thủy: Chủ động phòng cháy, chữa cháy ở cơ sở

(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy có 8 xã, 2 thị trấn, 87 thôn, 25 khu dân cư (KDC) với 18.118 hộ gia đình, trong đó, 1.245 hộ nhà ở kết hợp sản xuất - kinh doanh (SX-KD); 15 thôn, KDC có nguy cơ cháy, nổ cao. Trên địa bàn huyện có 3 trụ nước dọc tuyến đường 21A (KDC số 2 và 3 thị trấn Chi Nê tại ngã ba Chi Nê), thời gian có nước từ 5 - 22 giờ hàng ngày, lưu lượng nước 7l/s.

Vụ án Công ty Xây dựng Tân Thuận: Bị cáo Tất Thành Cang bị đề nghị 8 - 10 năm tù

Ngày 13/10, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử sơ thẩm vụ án "Vi phạm về quy định quản lý sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí” xảy ra tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận (Công ty Xây dựng Tân Thuận). Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP Hồ Chí Minh đã luận tội và đề nghị mức án đối với 10 bị cáo trong vụ án.

Một nam sinh bị nhóm đối tượng dùng hung khí tấn công dã man

(HBĐT) - Ngày 13/10, anh T.V.N (SN 1971) trú tại phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) cho biết, sau khi được các bác sỹ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh cấp cứu kịp thời, sức khỏe của con anh là cháu T.P.L.T (SN 2005) hiện đã ổn định. Ngoài những vết thương do các đối tượng dùng dao chém ở vùng mặt đã được các bác sỹ xử lý khâu hàng chục mũi thì trên cơ thể cháu vẫn còn nhiều vết bầm tím do bị đánh bằng các loại hung khí và tay chân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục