(HBĐT) - Xác định tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy nổ cao, nhất là tại các cơ sở sản xuất có khối tích, trữ lượng chất cháy lớn, tập trung đông người, ngày 11/10/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 193/KH-UBND về tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) cấp tỉnh. Đây được xem là hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) trên địa bàn tỉnh.
Lực lượng chữa cháy cơ sở Công ty TNHH Midori Apparel Việt Nam Hòa Bình (khu công nghiệp Lương Sơn) thực hành xử lý tình huống cháy nổ và cứu nạn tại công ty.
Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có trên 210 cơ sở sản xuất có khối tích, trữ lượng chất cháy lớn, tập trung đông người, chủ yếu là cơ sở sản xuất hàng may mặc, linh kiện điện tử, gỗ... Hầu hết các cơ sở hoạt động sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp (CCN), như khu công nghiệp (KCN) Lương Sơn, bờ trái Sông Đà; các CCN tại TP Hòa Bình, huyện Lương Sơn, Lạc Sơn, Tân Lạc, Yên Thủy, Lạc Thủy...
Theo Thượng tá Bùi Vĩnh Lộc, Phó trưởng Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an tỉnh, dù nhiều năm qua trong tỉnh không xảy ra cháy nổ tại các cơ sở sản xuất có khối tích, trữ lượng chất cháy lớn, tập trung đông người, nhưng các cơ sở này đều tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất lớn. Song, thực tế công tác PCCC tại các cơ sở chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Đối với các cơ sở cũ, tồn tại trước khi Luật PCCC ban hành và có hiệu lực thì đa phần không có hoặc lắp đặt không đầy đủ các hạng mục về PCCC. "Đáng nói, không ít người đứng đầu các cơ sở còn chủ quan, lơ là trong việc quản lý, điều hành và bố trí nguồn kinh phí đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác PCCC tại đơn vị mình" - Thượng tá Bùi Vĩnh Lộc cho biết.
Ngoài ra, qua công tác kiểm tra chấp hành quy định của pháp luật về PCCC, các cơ quan chức năng ghi nhận nhiều cơ sở chưa thật sự xem trọng vấn đề này; còn nhiều kiến nghị khắc phục tồn tại, thiếu sót như việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC tại một số cơ sở mang tính hình thức, làm cho có, chất lượng chưa cao; đội PCCC hoạt động không hiệu quả; công tác tự kiểm tra an toàn PCCC chưa thật sự được quan tâm...
Xuất phát từ thực tế, việc tổ chức cuộc diễn tập PCCC&CNCH quy mô cấp tỉnh tới đây được xem là hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác PCCC. Theo Thượng tá Bùi Vĩnh Lộc, cuộc diễn tập được tổ chức với quy mô lớn, có sự tham gia của trên 1.200 người và khoảng 24 xe, phương tiện chữa cháy chuyên dụng để xử lý tình huống: do sự cố chập điện xảy ra cháy tại phòng hóa chất, kho thành phẩm của một nhà máy sản xuất hàng may mặc tại KCN Lương Sơn, với diện tích nhà xưởng 2.896 m2. Đám cháy tỏa nhiệt lượng lớn, đi kèm là khói, khí độc làm ảnh hưởng đến việc thoát nạn của công nhân đang làm việc trong nhà xưởng... Cuộc diễn tập ngoài việc giúp lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan, chủ các doanh nghiệp và công nhân lao động thấy được vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác PCCC, đặc biệt là khi có cháy nổ lớn xảy ra, còn cung cấp cho các lực lượng, đơn vị tham gia các nội dung, trình tự công việc cần thực hiện khi xảy ra cháy lớn. Đồng thời, góp phần nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành, tổ chức chỉ huy chữa cháy cũng như công tác phối hợp, hiệp đồng tác chiến giữa các lực lượng công an, quân đội, lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp, chuyên ngành, đội chữa cháy cơ sở khi tham gia xử lý các tình huống, sự cố cháy nổ lớn. Đặc biệt, cuộc diễn tập là đợt thực binh, kiểm tra, đánh giá khả năng sẵn sàng chiến đấu, huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy và CNCH của các cơ quan, đơn vị, cơ sở trên địa bàn tỉnh khi tham gia xử lý tình huống, sự cố cháy nổ có thể xảy ra...
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Những năm qua, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) 2 cấp tỉnh quan tâm đổi mới công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân gia đình (HNGĐ). Đồng thời, nâng cao chất lượng phát biểu của kiểm sát viên (KSV) tại phiên tòa, bảo đảm đúng pháp luật.
(HBĐT) - Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh chủ trì phối hợp Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh vừa tổ chức ký kết quy chế phối hợp trong công tác quản lý, kiểm sát thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự.
(HBĐT) - Trước đây, tình hình an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn xã Tú Sơn (Kim Bôi) còn tiềm ẩn phức tạp, nhất là tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến đất đai, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Hoạt động của các loại tội phạm và tệ nạn xã hội được kiềm chế nhưng vẫn tiềm ẩn, nhất là nạn trộm cắp, gây rối, cố ý gây thương tích... Thông qua phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ), xã Tú Sơn từng bước kéo giảm các vụ phạm pháp, đảm bảo ANTT địa bàn.
(HBĐT) - Thực hiện công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, Công an huyện Mai Châu đã tăng cường công tác truy nã, truy tìm các đối tượng phạm tội để xử lý theo quy định của pháp luật.
(HBĐT) - Thực hiện công tác phối hợp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ trong toàn tỉnh đã phối hợp với các đơn vị chức năng Công an tỉnh tổ chức 226 cuộc truyền thông về phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, bạo lực gia đình và phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho 6.241 hội viên phụ nữ.
(HBĐT) - Với khẩu hiệu "Mỗi người dân là một chiến sỹ trên mặt trận ANTT”, thời gian qua, phong trào Toàn dân bảo vệ ANTT ở xã Miền Đồi (Lạc Sơn) đã lan rộng đến các xóm và từng hộ gia đình, trở thành phong trào thi đua sâu rộng, góp phần phòng ngừa tội phạm từ sớm, từ xa, từ cơ sở... Theo Đại úy Bùi Văn Nhật, Trưởng Công an xã, đến nay, 7/7 xóm đã thành lập, duy trì hoạt động hiệu quả các mô hình tổ tuần tra, tổ an ninh, tổ hoà giải, hòm thư tố giác tội phạm... Đặc biệt, Công an xã tham mưu UBND xã triển khai mô hình "Camera giám sát ANTT và đảm bảo TTATGT”. Thông qua hệ thống camera giám sát, lực lượng Công an xã vừa chủ động phát hiện, ngăn chặn vụ việc, vừa nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, cảnh báo, giáo dục người dân. Tính từ đầu năm đến tháng 10/2022, lực lượng Công an xã đã gọi hỏi, răn đe trên 60 đối tượng, giáo dục, nhắc nhở 67 trường hợp thanh thiếu niên có dấu hiệu, hành vi vi phạm pháp luật.