(HBĐT) - Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) năm 2020 được thông qua tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn, đồng thời cụ thể hóa Nghị quyết số 33/NQ-TW của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022. Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) số 02/1997/PL-UBTVQH9 hết hiệu lực kể từ ngày Luật có hiệu lực thi hành. So với Pháp lệnh BĐBP, Luật BPVN năm 2020 có những điểm mới cơ bản sau đây:
1. Về bố cục văn bản:
Luật BPVN có 6 chương với 36 điều, giảm 1 chương, tăng 3 điều so với Pháp lệnh BĐBP năm 1997.
2. Quy định về phạm vi điều chỉnh:
Luật BPVN có phạm vi điều chỉnh rộng hơn so với Pháp lệnh BĐBP. Cụ thể, Luật quy định chính sách, nguyên tắc, nhiệm vụ, hoạt động, lực lượng, bảo đảm và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân về biên phòng. Pháp lệnh BĐBP chỉ quy định chức năng, nhiệm vụ của BĐBP.
Ngoài ra, Pháp lệnh BĐBP không có điều, khoản giải thích từ ngữ, Luật BPVN năm 2020 đã bổ sung một số giải thích từ ngữ như:
+ Biên phòng là tổng thể các hoạt động, biện pháp bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc.
+ Nền biên phòng toàn dân là sức mạnh biên phòng của đất nước, được xây dựng trên nền tảng chính trị, tinh thần và các nguồn lực với phương châm toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường.
+ Thế trận biên phòng toàn dân là việc tổ chức, triển khai, bố trí lực lượng và các nguồn lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ biên phòng phù hợp với Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia…
3. Chính sách của Nhà nước về biên phòng:
Đây là quy định mới của Luật BPVN năm 2020, theo đó, các chính sách của Nhà nước về biên phòng đã thể chế đầy đủ đường lối đối nội, đối ngoại, quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước về bảo vệ biên giới quốc gia, đồng thời ghi nhận những chính sách lớn nhằm xây dựng, huy động tiềm lực mọi mặt của quốc gia, tăng cường quốc phòng, an ninh để bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Một số chính sách của Nhà nước về biên phòng như sau:
+ Thực hiện chính sách độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, ổn định lâu dài với các nước có chung đường biên giới; mở rộng hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, an ninh, đối ngoại biên phòng và đối ngoại nhân dân.
+ Giải quyết các vấn đề biên giới quốc gia bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích chính đáng của nhau, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
+ Sử dụng các biện pháp chính đáng, thích hợp để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc…
Chính sách của Nhà nước về biên phòng ghi nhận những chính sách lớn nhằm xây dựng, huy động tiềm lực mọi mặt của quốc gia, tăng cường quốc phòng, an ninh để bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, làm cơ sở để xây dựng những chính sách cụ thể.
Theo đó, Điều 3, Luật BPVN năm 2020 đưa ra 7 chính sách của Nhà nước về biên phòng, trong đó, khoản 5 bổ sung chính sách đặc thù phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, đối ngoại ở khu vực biên giới; bổ sung khoản 7 về "Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân ủng hộ vật chất, tài chính, tinh thần cho thực hiện nhiệm vụ biên phòng trên nguyên tắc tự nguyện, không trái với pháp luật Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế” cho phù hợp với chính sách của Nhà nước về quốc phòng quy định tại khoản 5, Điều 4, Luật Quốc phòng.
4. Nguyên tắc thực thi nhiệm vụ biên phòng:
Đây là quy định mới của Luật BPVN năm 2020 và 1 trong 4 nguyên tắc nổi bật là: Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước.
5. Nhiệm vụ biên phòng:
Trước đây, Pháp lệnh BĐBP chỉ quy định nhiệm vục của BĐBP, Luật đã quy định thêm về nhiệm vụ biên phòng nhằm xác định rõ nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị và của cơ quan, tổ chức, cá nhân về biên phòng. Theo đó, có 7 nhiệm vụ về biên phòng như: Xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch bảo vệ biên giới quốc gia; phát triển KT-XH kết hợp với tăng cường và củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại ở khu vực biên giới; sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu chống chiến tranh xâm lược, xung đột vũ trang…
(Còn nữa)
Minh Phượng (TH)
(Sở Tư pháp)
Lực lượng chức năng bắt quả tang đối tượng Đặng Anh Hùng (trú tại xã Hòa Lạc, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) về hành vi vận chuyển trái phép 1 kg ma tuý đá từ Lào về Việt Nam qua Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo.
Liên tiếp các vụ cháy, nổ xảy ra thời gian qua gây thiệt hại đặc biệt nghiệm trọng về người và tài sản. Không ít người quan niệm rằng, việc phòng cháy, chữa cháy (PCCC) là trách nhiệm của riêng lực lượng Cảnh sát PCCC. Tuy nhiên, sau mỗi vụ cháy, nổ, thực tế cho thấy trách nhiệm này không của riêng ai mà là của toàn xã hội và quan trọng nhất là ý thức của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và từng người dân.
(HBĐT) - "Phiên chợ vùng cao” tỉnh Hòa Bình năm 2023 được tổ chức từ ngày 3 - 7/10 tại huyện Mai Châu không chỉ là nơi giao lưu, trao đổi hàng hóa, mà còn là điểm đến thu hút khách du lịch có dịp khám phá, trải nghiệm văn hóa, ẩm thực, trang phục, âm nhạc... vô cùng thú vị của người dân địa phương và nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc các tỉnh vùng Tây Bắc. Từ thực tế đó, công tác đảm bảo an ninh, an toàn được xác định là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của phiên chợ.
(HBĐT) - Ngày 2/10, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo Bế Ích Đàm (SN 1962) và Phạm Xuân Hân (SN 1986) cùng trú tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) về hành vi "Vận chuyển trái phép chất ma túy”.
Chiều 2/10, tại họp báo quý III/2023 của Bộ Công an, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng (Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội) đã thông tin thêm về vụ án Công ty Cổ phần đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam (Công ty Nhật Nam).
(HBĐT) - Vừa qua, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã có công văn thông tin về việc hiện nay trên địa bàn tỉnh xuất hiện một số đối tượng lợi dụng hình ảnh sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp của Quân đội để mạo danh, giả danh là quân nhân của Ban Chỉ huy quân sự các huyện, thành phố nhằm thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.