Theo Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự (NVQS) và Nghị định số 27/2016/NĐ-CP, ngày 6/4/2016 của Chính phủ quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có quy định công dân đi NVQS sẽ được hưởng một số quyền lợi cơ bản như: Được nghỉ phép theo chế độ (Điều 3, Nghị định số 27/2016/NĐ-CP, ngày 6/4/2016 của Chính phủ).
Đi nghĩa vụ quân sự được hưởng những quyền lợi gì?
Nếu phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 13 trở đi, hạ sĩ quan, binh sĩ sẽ được nghỉ phép 10 ngày (không kể ngày đi và ngày về). Khi nghỉ phép, hạ sĩ quan, binh sĩ sẽ được thanh toán tiền tàu, xe và phụ cấp đi đường. Ngoài ra, trong trường hợp đặc biệt như gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng nề, bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng, vợ/chồng hoặc con từ trần… thì được nghỉ phép đặc biệt tối đa 5 ngày. Được hưởng nhiều khoản trợ cấp khi xuất ngũ (Điều 7, Nghị định số 27/2016/NĐ-CP, ngày 06/4/2016 của Chính phủ). Khi xuất ngũ, hạ sĩ quan, binh sĩ được trợ cấp một lần, mỗi năm phục vụ trong quân ngũ được trợ cấp 2 tháng lương cơ sở.
Nếu phục vụ tại ngũ thời hạn đủ 30 tháng, khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 2 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng… Đồng thời, hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ còn được trợ cấp tạo việc làm bằng 6 tháng lương cơ sở tại thời điểm xuất ngũ. Được hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm (Điều 8, Nghị định số 27/2016/NĐ-CP, ngày 6/4/2016 của Chính phủ)
Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành NVQS, sau khi xuất ngũ được tiếp nhận vào học tiếp tại các trường mà trước khi nhập ngũ đang học hoặc có giấy gọi; nếu có nhu cầu đào tạo nghề và đủ điều kiện thì được hỗ trợ đào tạo nghề; được tiếp nhận vào làm việc, bố trí việc làm tại nơi trước khi nhập ngũ…
Thân nhân của người đi NVQS được hưởng quyền lợi gì?
Theo Điều 6, Nghị định số 27/2016/NĐ-CP, ngày 6/4/2016 của Chính phủ quy định nếu cha mẹ, vợ/chồng, con của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ bị ốm đau từ 1 tháng trở lên hoặc điều trị 1 lần tại bệnh viện từ 7 ngày trở lên thì được trợ cấp 500.000 đồng/thân nhân/lần.
Trong trường hợp người thân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ không may hy sinh, từ trần hoặc mất tích thì gia đình hạ sĩ quan, binh sĩ được hưởng một khoản trợ cấp có mức 2 triệu đồng/người.
Thân nhân của hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ là một trong những đối tượng tham gia BHYT do ngân sách Nhà nước đóng, tức là được cấp thẻ BHYT miễn phí hàng năm (Theo Khoản 13, Điều 3, Nghị định số 146/ 2018/NĐ-CP, ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT).
Trốn NVQS bị xử phạt như thế nào?
Trốn tránh NVQS là hành vi vi phạm pháp luật, tùy vào tính chất, mức độ, người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
Về xử phạt hành chính
Theo quy định của Nghị định số 120/2013/ NĐ-CP, ngày 9/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu, các hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt như sau:
Điều 4. Vi phạm các quy định về đăng ký NVQS
Phạt cảnh cáo đối với hành vi không đăng ký NVQS lần đầu đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký NVQS.
Phạt tiền từ 200 nghìn đồng đến 600 nghìn đồng đối với một trong các hành vi sau: Không đăng ký NVQS lần đầu, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này; không đăng ký bổ sung khi có sự thay đổi về họ tên, địa chỉ nơi ở, nơi làm việc theo quy định; không thực hiện đăng ký di chuyển trước khi di chuyển nơi cư trú theo quy định; không thực hiện đăng ký vào ngạch dự bị theo quy định.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký NVQS, đăng ký bổ sung, đăng ký di chuyển, đăng ký vào ngạch dự bị đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
Điều 5. Vi phạm quy định sơ tuyển thực hiện NVQS
Phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung sơ tuyển ghi trong giấy gọi sơ tuyển thực hiện NVQS mà không có lý do chính đáng.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện sơ tuyển NVQS theo kế hoạch của Hội đồng NVQS đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 6. Vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện NVQS
Phạt tiền từ 800 nghìn đồng đến 1,2 triệu đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện NVQS mà không có lý do chính đáng.
Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Người khám sức khỏe gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh NVQS; đưa tiền hoặc các lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện NVQS; cán bộ, nhân viên y tế cố ý làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện NVQS.
Điều 7. Vi phạm quy định về nhập ngũ: Phạt tiền từ 1,5 triệu đồng đến 2,5 triệu đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Về xử lý hình sự
Người có hành vi trốn tránh NVQS có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 332, Điều 333 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:
Điều 332. Tội trốn tránh NVQS
Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký NVQS, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 1 - 5 năm: Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình; phạm tội trong thời chiến; lôi kéo người khác phạm tội.
Điều 333. Tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ
Người nào là quân nhân dự bị mà không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ trong trường hợp có lệnh tổng động viên, lệnh động viên cục bộ, có chiến tranh hoặc có nhu cầu tăng cường cho lực lượng thường trực của quân đội để chiến đấu bảo vệ địa phương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 2 - 7 năm: Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình; lôi kéo người khác phạm tội.
Minh Phượng - TH
(Sở Tư pháp)
Chiều 12/2, Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Trần Hữu Minh cho biết, trong ngày, toàn quốc xảy ra 60 vụ tai nạn giao thông, làm chết 27 người, bị thương 67 người.
Ngay từ giờ đầu, ngày đầu năm mới Giáp Thìn, Công an thành phố Hà Nội đã bố trí 15 Tổ Công tác đặc biệt 141 cắm chốt trên nhiều địa bàn, tập trung xử lý các trường hợp thanh thiếu niên lạng lách, đánh võng, nẹt pô, vi phạm nồng độ cồn...
Ngày 12/2, Công an huyện Lạc Thủy cho biết, đơn vị đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Ngô Văn Ngọc Duy (SN 2004), trú tại Tân Lập, Quang Tiến, Sầm Sơn (Thanh Hóa) về hành vi gây rối trật tự công cộng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 11/2/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo.
Ngày 8/2, Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt tạm giam Choi Dong Gwan (SN 1960) quốc tịch Hàn Quốc, hiện là Phó Giám đốc Công ty Queens Vina Holdings, địa chỉ tại thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.