Luật Căn cước công dân (CCCD) năm 2014 được Quốc hội khóa XIII thông qua đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác lập pháp của Nhà nước ta, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao dịch của nhân dân, góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội. Luật CCCD năm 2014 là văn bản pháp lý quan trọng trong công tác quản lý dân cư, căn cước, tạo thuận lợi cho nhân dân trong việc đi lại, thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại…
Ngày 27/11/2023, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Căn cước năm 2023. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2024. Sau đây là một số điểm mới cơ bản của Luật Căn cước năm 2023.
1. Về đổi tên thẻ CCCD thành thẻ căn cước
Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật CCCD năm 2014: Thẻ CCCD là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về CCCD của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Theo khoản 11 Điều 3 của Luật Căn cước năm 2023 quy định: Thẻ căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của công dân Việt Nam, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật này. Như vậy, khi Luật Căn cước năm 2023 có hiệu lực thi hành (ngày 01/7/2024) thì thẻ CCCD được đổi tên thành thẻ căn cước.
2. Về cấp giấy chứng nhận căn cước với người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch
Theo khoản 12 Điều 3 của Luật Căn cước năm 2023 thì giấy chứng nhận căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật Căn cước năm 2023. Đồng thời, theo khoản 1 Điều 30 của Luật Căn cước năm 2023 thì giấy chứng nhận căn cước được cấp cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch mà đang sinh sống liên tục từ 6 tháng trở lên tại đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện nơi không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã.
3. Về việc bỏ thông tin về quê quán, vân tay và đặc điểm nhận dạng trên thẻ căn cước
Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật Căn cước năm 2023 thì thông tin được in trên thẻ căn cước bao gồm: Hình Quốc huy nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; Dòng chữ "CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”; Dòng chữ "CĂN CƯỚC”; Ảnh khuôn mặt; Số định danh cá nhân; Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi đăng ký khai sinh; Quốc tịch; Nơi cư trú; Ngày, tháng, năm cấp thẻ; Ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng; Nơi cấp: Bộ Công an.
Như vậy, theo quy định của Luật Căn cước năm 2023 thì trên thẻ căn cước đã lược bỏ quê quán, nơi thường trú (thay bằng nơi đăng ký khai sinh) và vân tay, đặc điểm nhân dạng.
4. Người dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu
Theo quy định tại Điều 19 của Luật Căn cước năm 2023 quy định về những người được cấp thẻ căn cước như sau: Người được cấp thẻ căn cước là công dân Việt Nam; Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước; Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Căn cước năm 2023 quy định thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi theo nhu cầu như sau: Người dưới 14 tuổi hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi được đề nghị cơ quan quản lý căn cước cấp thẻ căn cước.
Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi được thực hiện như sau: Người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 6 tuổi thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia. Trường hợp người dưới 6 tuổi chưa đăng ký khai sinh thì người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thông qua các thủ tục liên thông với đăng ký khai sinh trên cổng dịch vụ công, ứng dụng định danh quốc gia hoặc trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước. Cơ quan quản lý căn cước không thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học đối với người dưới 6 tuổi; Người từ đủ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi cùng người đại diện hợp pháp đến cơ quan quản lý căn cước để thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 23 của Luật Căn cước năm 2023. Người đại diện hợp pháp của người từ đủ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thay cho người đó.
(Còn nữa)
Minh Phượng (TH)
(Sở Tư pháp)
Luật Căn cước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 27/11/2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. Công an tỉnh Hòa Bình đã chuẩn bị mọi điều kiện, sẵn sàng cho việc triển khai Luật Căn cước.
Trận tuyến đấu tranh phòng, chống tội phạm vốn đầy rẫy những cam go, hiểm nguy nhưng bằng sức trẻ, sự nhiệt huyết và tinh thần kiên quyết đấu tranh, không bỏ lọt tội phạm, mang lại bình yên, hạnh phúc cho nhân dân, Thượng úy Hoàng Hải Huy, chiến sĩ trẻ của Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh luôn không ngừng nỗ lực, cố gắng, góp hết sức mình cùng đồng đội bóc gỡ, phá nhiều vụ án phức tạp, làm rõ thủ đoạn hoạt động phạm tội, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.
Ngày 28/6, Toà án nhân dân tỉnh mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Hờ A Sử (SN 2002), trú tại xã Tà Xi Láng, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái về tội "Mua bán trái phép chất ma tuý".
Ngày 28/6, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Bình Phước cho biết đã tiếp nhận đơn của bà L.H.T. (ngụ phường Minh Thành, thị xã Chơn Thành) trình báo về việc bị tội phạm công nghệ cao giới thiệu làm nhiệm vụ nghe nhạc trên ứng dụng mạo danh Zing mp3, lừa đảo mất hơn 2 tỷ đồng.
Ngày 26/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hoà Bình đã khởi tố vụ án, khởi tố 6 bị can nguyên là cán bộ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên huyện Cao Phong về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Sau hơn 1 năm điều tra vụ tiếp viên hàng không vận chuyển ma túy từ Pháp về sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 26/6, Công an TP Hồ Chí Minh cho biết đã phối hợp cùng các đơn vị, địa phương triệt phá hàng trăm đường dây vận chuyển mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy ở TP Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và Đồng Nai.