Tài xế đi ôtô sai làn đường hồn nhiên trả lời không biết thông tin về Nghị định.
“Có trường hợp rõ ràng là cháu bé đã quá 6 tuổi nhưng mẹ cháu vẫn một mực khẳng định còn bé, thậm chí nhiều phụ huynh khi bị dừng xe thì liền viện lí do đang chở cháu bé đến bệnh viện nhi để khám”, một CSGT trần tình.
Sau 6 ngày thực hiện Nghị định 34/CP, số vụ vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ tại nội thành Hà Nội giảm hẳn, song vẫn còn tồn tại một số lỗi vi phạm và những khó khăn, vướng mắc trong khâu tiến hành xử phạt. Số vụ vi phạm giảm 50% Sau gần 2 giờ đồng hồ quan sát từ 14h30 đến 16h30 chiều nay ở góc ngã tư Liễu Giai – Kim Mã, chúng tôi nhận thấy tình hình giao thông khá trật tự và CSGT tương đối nhàn nhã. Lý giải cho hiện tượng này, Thiếu úy Bùi Anh Tuấn đang làm nhiệm vụ ở đây cho biết: “Quy định xử phạt trong nội thành số tiền tăng nên người dân cũng sợ. Họ tỏ ra ý thức hơn khi tham gia giao thông”. Theo đánh giá của anh Tuấn, số vụ vi phạm ở chốt này tính từ ngày 20/5 đến nay giảm khoảng 50% so với trước đây. Từ sáng đến giờ, anh và đồng nghiệp mới chỉ xử phạt 5 trường hợp vi phạm. Tuy nhiên bên cạnh đó còn tồn tại một số lỗi phổ biến như: đi sai làn đường, chuyển hướng không có tín hiệu báo rẽ, đỗ xe kè vạch sơn… Chẳng hạn sáng 25/5, tài xế Nguyễn Văn Dũng (29 tuổi) ở Yên Mỹ, Hưng Yên đã vi phạm lỗi đi sai làn đường. Khi lưu thông trên đường Liễu Giai hướng về phía Kim Mã anh Dũng đi làn đường phía bên trái, nhưng đến ngã tư đèn đỏ thì lại rẽ phải. Với lỗi này, anh bị xử phạt hành chính 1,2 triệu đồng. Mặc dù đã biết về Nghị định 34/CP nhưng khi được thông báo số tiền nộp phạt anh vẫn thắc mắc “sao mà nhiều thế”. Đáng chú ý là trường hợp của lái xe Lê Doãn Vinh (25 tuổi) ở Thanh Hóa. Anh Vinh cũng vi phạm lỗi đi sai làn đường, đồng thời không thắt dây an toàn đối với người ngồi trên ô tô. Khi bị CSGT dừng xe, anh còn tỏ ra “ngơ ngác” vì chưa nghe thông tin về Nghị định mới của Chính phủ và bất ngờ với “số tiền nộp phạt nhiều quá” (?).
Vẫn tồn tại lỗi đội mũ bảo hiểm không cài quai, ảnh chụp trên phố Thụy Khuê chiều 25/5.
CSGT vẫn gặp khó khăn khi xử phạt
Nghị định 34/CP tăng gấp đôi tiền phạt là để đánh vào ý thức tham gia giao thông của người dân, và tăng quyền xử phạt cho CSGT. Tuy nhiên phải thừa nhận một thực tế là lực lượng CSGT đang gặp không ít trở ngại trong quá trình tiến hành xử phạt.
Trong giờ cao điểm lúc sáng sớm, buổi gần trưa hay khi về chiều, nhiệm vụ chính của CSGT phải là phân chia làn đường, giải tỏa ùn tắc, đảm bảo cho giao thông được thông suốt. Vì thế trong thời gian này các vi phạm hầu như được “bỏ qua”. Đơn cử như lỗi dừng xe kè vạch sơn. Lượng người tham gia giao thông lớn, nhiều tuyến đường hẹp, việc người dân dừng xe lấn vạch sơn là điều khó tránh khỏi. Nếu CSGT “máy móc” đánh vào lỗi này thì lượng CSGT tham gia xử phạt là không đủ, và sẽ phải “hy sinh” các nhiệm vụ khác.
Với lỗi vượt đèn đỏ, nếu đường vắng CSGT còn dễ dàng phát hiện và dừng xe, chứ trong thời điểm đường đông, người đi cả hàng dài, thì việc bắt và xử phạt sẽ gây cản trở giao thông. Đó là chưa kể đến trường hợp nhiều người cùng vượt một lúc nhưng CSGT chỉ bắt được một người (do lực lượng CSGT đứng chốt chỉ có 2 người) sẽ dẫn đến việc người bị bắt thắc mắc và không phục.
Lượng người tham gia giao thông lớn khiến CSGT gặp khó khăn trong việc xử lý vi phạm dừng xe kè, quá vạch sơn. |
Đối với lỗi chở trẻ em hơn 6 tuổi không đội mũ bảo hiểm, lực lượng CSGT cũng gặp nhiều khó khăn.
Trung úy Hoàng Ngọc Khánh chốt tại ngõ 128 Thụy Khuê kể: “Có trường hợp rõ ràng là cháu bé đã quá 6 tuổi nhưng mẹ cháu vẫn một mực khẳng định còn bé, thậm chí nhiều phụ huynh khi bị dừng xe thì liền viện lí do đang chở cháu bé đến bệnh viện nhi để khám”.
Trung uý CSGT này bộc bạch: “Thực ra chúng tôi xử phạt cũng tùy vào từng tình huống cụ thể, giúp người dân nhận thức được lỗi sai là chính, chứ không phải cứ CSGT là chỉ chăm chăm xử phạt"
Theo Báo CAND
Từ nguồn tin của bạn đọc phản ánh qua đơn tố cáo, phóng viên Báo CAND đã tiến hành xác minh và phát hiện những dấu hiệu không bình thường xung quanh vụ việc một phụ nữ chiếm giữ, sử dụng nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người này đem "cắm" cho người khác để vay tiền rồi lẩn tránh.
Cứ vài ba ngày, các đối tượng tổ chức sòng bạc lại thay đổi địa điểm một lần nhằm che mắt lực lượng chức năng. Chủ chiếu bạc khai nhận: ngoài địa điểm vừa bị triệt phá thì còn tổ chức đánh bạc ở 2 địa điểm khác.
Được Đan ngỏ ý thuê vận chuyển “hàng” từ nước ngoài về, Xuân đấu tranh tư tưởng rất nhiều. Nghĩ tới khoản tiền công không nhỏ, lòng tham nổi lên, Xuân đã nhận lời đi chuyển hàng hết lần này tới lần khác.
(HBĐT) - Họ là người bắt tay vào công việc khi bản án đã được Toà án tuyên. Trong đó, phần lớn việc thi hành án là thuận lợi, đương sự tự nguyện thi hành, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số lượng không nhỏ các vụ mà cơ quan thi hành án cũng phải bó tay. Thực trạng đó không còn là chuyện hiếm hoi ở một tỉnh miền núi như Hoà Bình và đã trở thành nỗi niềm riêng của những ngươì làm công tác thi hành án dân sự (THADS).
Theo Điều 9, mục 1, Chương II, Nghị định 34/2010/NĐ-CP, người điều khiển môtô, xe gắn máy và các loại xe tương tự khi điều khiển phương tiện có nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở vượt quá mức quy định sẽ bị phạt từ 200.000 - 1.000.000đ.
Thầy kêu vợ chồng Ba Phúc đốt nhang đứng trước bàn thờ khấn vái, còn ông ta đưa cháu Mơ ra góc tối sau nhà, để làm phép trị bệnh. Thầy lòn tay vào bên trong áo, quần của cháu để sờ mó và bảo rằng không được mắc cỡ, phải tin tưởng thầy tuyệt đối…